21 người tử vong vì tai nạn đường sắt trong 3 tháng

Chỉ trong 2 ngày 16 và 17/3 liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng khiến 2 người tử vong. Còn trong 3 tháng từ đầu năm đến nay, số người tử vong do tai nạn đường sắt lên tới 21 người. Đáng nói, các vụ tai nạn xảy ra vẫn chủ yếu do người và phương tiện đi qua đường sắt nhưng không chú ý quan sát tín hiệu cũng như barie cảnh báo khi tàu hỏa đang đến gần.

Khoảng 16h chiều ngày 17/3, tại Km 17+300 khu gian Phú Thụy - Lạc Đạo ( thuộc xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) một tai nạn thương tâm đã xảy ra với một nữ sinh .

Theo camera ghi lại vụ tai nạn, thời điểm này, nữ sinh vừa bước xuống xe buýt và đi nhanh về phía đường ray, mặc cho barie chắn tự động đã đóng xuống. Đúng lúc này, đoàn tàu LP5 LP5 chạy hướng Hà Nội - Hải Phòng đi đến với tốc độ khá cao, đâm vào nữ sinh này khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Nạn nhân sau đó được xác định sinh năm 2005, trú tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Trước đó, vào tối 16/3, tại khu vực đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng xảy ra vụ TNGT đường sắt, khi tàu SE1 va phải người đàn ông đang đứng sát đường ray để nghe điện thoại. Khi tàu hỏa gần đến, mặc dù đã có tín hiệu còi cảnh báo, dùng biện pháp "hãm khẩn" để dừng tàu nhưng vì cự ly quá gần nên tàu đã đâm vào người đàn ông này khiến nạn nhân tử vong.

Liên tiếp các vụ tai nạn tàu hỏa xảy ra

Như vậy, chỉ trong vòng 24h đồng hồ, đã có liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông đường sắt thương tâm. Theo thông tin từ Cục Đường sắt Việt Nam, từ đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra 46 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 21 người. Nguyên nhân chủ yếu do người và phương tiện băng cắt qua đường sắt không chú ý quan sát tín hiệu cảnh báo khi tàu hỏa đang đến gần. Thống kê cũng cho thấy, tai nạn tại các lối đi tự mở chiếm đa số, lên tới 24 vụ.

Theo thống kê của ngành đường sắt, tai nạn giao thông liên quan xảy ra tại các lối đi tự mở vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn, từ 70 - 80%. Bộ Giao thông vận tải cũng đã đề nghị các tỉnh có đường sắt đi qua, bố trí kinh phí làm hàng rào, đường gom để xóa lối đi tự mở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, toàn quân toàn dân đã dồn lực để sửa chữa tuyến đường sắt Bắc - Nam. Phải mất hơn 1 năm làm việc không kể ngày đêm của hơn 10 vạn cán bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân dọc tuyến đường sắt, đến cuối năm 1976 tuyến đường sắt Bắc Nam dài hơn 1.730 km mới được nối liền.

Food tour Hải Phòng có lẽ là một trong những hoạt động của nhiều người trong kỳ nghỉ lễ sắp tới. Lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa từ Hà Nội đi Hải Phòng cũng là một trải nghiệm thú vị. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty CP Vận tải Đường sắt đã bố trí thêm 4 chuyến tàu tuyến Hà Nộ - Hải Phòng để phục vụ người dân.

Tàu điện bánh lốp - một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray mà chạy trên đường nhựa.

Ba ngày sau tai nạn, tàu đã được cơ quan chức năng lai dắt về phía bờ thị xã Tân Châu (An Giang), neo cạnh bờ kè cách hiện trường khoảng 0,5 km để phục vụ điều tra. Theo quan sát bên ngoài, tàu rách hơn 10m, cửa kính vỡ vụn.

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.