An ninh kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường

Sáng 21/12, Đảng ủy Công an Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; quán triệt, chỉ thị số 24 của Bộ Chính trị về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Hội nghị đã đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, kết quả triển khai thực hiện chỉ thị số 12 và quán triệt, triển khai chỉ thị số 24, thống nhất, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, cả hệ thống chính trị và nhân dân về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Toàn cảnh hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, lực lượng công an tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt trong bảo vệ an ninh kinh tế; chủ động phòng ngừa, đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm trên các lĩnh vực kinh tế; tham gia tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa lực lượng công an với các ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương trong bảo vệ an ninh kinh tế hiệu quả hơn. Thường trực Ban Bí thư đề nghị, các cấp ủy đảng tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc những nội dung trọng tâm của chỉ thị. Quán triệt thực hiện nghiêm quan điểm: Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia; Giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh, lợi ích quốc gia, thế chủ động chiến lược; Bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ.

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai

Phát biểu kết luận Hội nghị, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định những kết quả đạt được trong 5 năm thực hiện chỉ thị số 12, trong đó bao trùm nhất là an ninh kinh tế ngày càng vững chắc; các yếu tố phức tạp tiềm ẩn được kiểm soát, kiềm chế và từng bước xóa bỏ; đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế đạt nhiều kết quả quan trọng; môi trường kinh doanh đầu tư an toàn, lành mạnh, bình đẳng ngày càng được củng cố; kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.

Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, hai vấn đề được đưa ra lựa chọn để giám sát là bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.