Báo động lượng CO2 từ năng lượng hóa thạch tăng kỷ lục

Báo cáo của các nhà khoa học từ hơn 90 tổ chức quốc tế ước tính tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu đạt 40,9 tỷ tấn trong năm nay.

Trong đó, khí thải từ năng lượng hóa thạch vẫn chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải là 36,8 tỷ tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái. Lượng CO2 còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động sử dụng đất của con người như sản xuất nông nghiệp, phá rừng, hoặc hiện tượng tự nhiên như cháy rừng.

Một số quốc gia gây ô nhiễm lớn đã đạt mức phát thải CO2 giảm trong năm nay  - bao gồm mức giảm 3% ở Mỹ và mức giảm 7,4% trên toàn Liên minh Châu Âu (EU). Thế nhưng một số quốc gia dự kiến sẽ chứng kiến lượng CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tăng, do nhu cầu sử dụng than đá, dầu và khí đốt gia tăng trong quá trình phục hồi sau thời gian đại dịch Covid- 19. Trong đó, lượng khí thải CO2 tăng hơn 8% ở Ấn Độ, khiến nước này hiện vượt qua EU để trở thành khu vực phát thải nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba thế giới. Ở các quốc gia này, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đang vượt xa việc triển khai đáng kể năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, khí thải từ ngành hàng không cũng tăng 28% trong năm nay khi ngành này đang dần phục hồi từ mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch.

Mặc dù thảm thực vật và các đại dương trên thế giới tiếp tục hấp thụ khoảng 50% trong tổng lượng khí thải CO2 của năm 2023, nhưng phần còn lại tích tụ trong bầu khí quyển và đang khiến Trái đất ngày càng nóng lên. Các chuyên gia nhận định có khả năng sự ấm lên toàn cầu sẽ vượt quá ngưỡng 1,5 độ C trong thỏa thuận Paris vào năm 2030, có nghĩa là chỉ trong 7 năm tới.

Cho đến nay, việc đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Nhiên liệu hóa thạch là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại - ngay cả với sự phát triển của năng lượng tái tạo, nhiên liệu hóa thạch vẫn tạo ra khoảng 80% năng lượng của thế giới.

Chính vì vậy, đàm phán loại bỏ nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung gây tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28) diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đang đến gần, làm sóng bạo lực nhằm vào các chính khách gia tăng cho thấy những chia rẽ chính trị sâu sắc trong lòng châu Âu.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.