Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thành lập đoàn công tác do Cục trưởng Đinh Việt Thắng làm trưởng đoàn, làm việc với 10 địa phương về kiến nghị bổ sung sân bay mới vào quy hoạch toàn quốc. Cục báo cáo Bộ GTVT kết quả làm việc và đề xuất giải pháp xử lý trước ngày 15/11.

Quá trình làm việc với các địa phương, Cục Hàng không cần đánh giá khả năng hình thành sân bay mới theo tiêu chí đã xây dựng tại hồ sơ quy hoạch sân bay toàn quốc; đánh giá khả năng khai thác dân dụng theo mô hình sân bay chuyên dùng.

Được biết 10 tỉnh đề xuất bổ sung quy hoạch sân bay mới tại địa phương mình, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Tây Ninh.

Sân bay Phan Thiết (Bình Thuận) nằm trong số 6 sân bay được Bộ GTVT đề xuất quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh minh họa.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhiều yếu tố, từ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tới điều kiện tự nhiên - vị trí địa lý, nhu cầu đi lại của người dân... Theo đó, danh sách sân bay trong nước đến năm 2030 là 28 sân bay và đến năm 2050 là 31 sân bay.

Giữa tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì họp với 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu mở rộng, xây sân bay mới. Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát lại một lần nữa để kịp thời điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050, đảm bảo quy mô phù hợp.

PV/HANOITV

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự cố sạt lở hầm Chí Thạnh tại Km1168 + 700 (tỉnh Phú Yên) hiện vẫn chưa được khắc phục và chưa dự kiến được thời gian thông đường. Chính vì vậy, ngành Đường sắt đã tổ chức chuyển tải hành khách đi tàu bằng ô tô từ ga La Hai đến ga Tuy Hòa và ngược lại.

Mặc dù Bell 212 nhanh chóng trở thành 'ngựa thồ' trong ngành công nghiệp trực thăng với số lượng đơn đặt hàng lớn, nhưng theo dữ liệu thống kê của trang Aviation Safety, đã có 430 tai nạn liên quan đến dòng máy bay trực thăng này, trong đó hàng loạt vụ gây chết nhiều người.

Chiếc trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran bị rơi hôm 19/5 là dòng Bell 212 của Mỹ và được sản xuất từ... năm 1968.

Hãng Airbus vừa cho ra mắt mẫu máy bay lai trực thăng hoàn toàn mới được thiết kế để tăng tốc nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp, giảm 20% lượng khí thải ra môi trường.

Mi-4 – trực thăng vận tải được Liên Xô tài trợ đã tháp tùng Bác Hồ trong nhiều chuyến công tác từ những năm 1959 cho đến tận khi Bác ra đi. Đây cũng là một trong những chiếc máy bay thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay của Liên Xô thời bấy giờ.

Vận đen của Boeing có vẻ vẫn chưa kết thúc khi hãng lại gặp thêm một sự cố hàng không. Boeing liên tục gặp vấn đề với các dòng máy bay chứ không chỉ dừng lại ở dòng 737 MAX.