Cả nước Nga tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố ở Moscow

Ngày hôm nay (24/3), nước Nga đã tổ chức quốc tang để tưởng nhớ gần 150 nạn nhân của vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra ở trung tâm hòa nhạc Crocus City Hall, Moscow. Sau sự việc này, một quan chức cao cấp của Nga cho biết cần xem xét lại chính sách về vấn đề di cư.

Quốc tang và hàng loạt hành động thiết thực, ý nghĩa hướng đến các nạn nhân vụ khủng bố

Trong ngày hôm nay, cả nước Nga đã buông cờ rủ, hủy tất cả các hoạt động giải trí. Các kênh truyền hình không phát chương trình quảng cáo và vui nhộn. Các bảo tàng lớn của Nga dành một phút im lặng vào giữa trưa (giờ Moscow) để tưởng nhớ các nạn nhân.

Các nhà thờ chính thống của Nga đều tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân. Cơ quan Quản lý tâm linh của người Hồi giáo (DUM) của Moscow sẽ tạm ngừng công việc xây dựng “Lều Ramadan” tại Nhà thờ Hồi giáo Tưởng niệm. Giáo sĩ trưởng Nga Berel Lazar tuyên bố hủy bỏ các sự kiện lễ hội nhân ngày lễ Purim của người Do Thái, vốn bắt đầu vào ngày 23/3.

Người dân Moscow đến địa điểm xảy ra vụ tấn công để tưởng nhớ những người thiệt mạng. Ảnh: Maxim Shipenkov.

Từ ngày 22/3, người dân Nga đã mang hoa đến địa điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố và các đài tưởng niệm tự phát xuất hiện ở các vùng của Nga để tưởng nhớ các nạn nhân. Hàng ngàn cư dân thủ đô đã đến các trung tâm hiến máu để giúp đỡ các nạn nhân. Một số người Việt Nam tại Moscow cũng đến đặt hoa và hiến máu ủng hộ các nạn nhân.

Các ngân hàng Nga đã thông báo sẽ xóa các khoản vay của nạn nhân vụ tấn công khủng bố. Các hãng hàng không lớn tình nguyện chuyên chở miễn phí thân nhân nạn nhân đến và rời Moscow về quê hương họ.

Trên các kênh truyền hình, người đứng đầu nước Nga đã bày tỏ những lời chia buồn chân thành đến tất cả những ai đã mất người thân trong vụ khủng bố.

Màn hình với ngọn nến tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố được chiếu trên một tòa nhà ở Moscow. Ảnh: AFP.

Người đứng đầu nước Nga lưu ý rằng hiện tại cả 4 thủ phạm trực tiếp của vụ tấn công khủng bố đã được xác định và giam giữ. Tổng thống Vladimir Putin nói: “Chúng đã cố gắng lẩn trốn và di chuyển về phía Ukraine, nơi mà theo dữ liệu sơ bộ, một cánh cửa đã được chuẩn bị sẵn để chúng vượt qua biên giới quốc gia”.

Hiện các nhân viên thực thi pháp luật đang nỗ lực khám phá toàn bộ căn cứ khủng bố. Lực lượng an ninh đang truy lùng những người đã cung cấp phương tiện di chuyển cho những kẻ khủng bố, lên kế hoạch cho các lối thoát và chuẩn bị trước kho vũ khí.

Tổng cộng, Cơ quan An ninh quốc gia đã bắt giữ 11 tên đã tham gia vụ khủng bố đêm 22/03 ở ngoại ô Moscow.

Vụ khủng bố kinh hoàng diễn ra vào tối 22/3 tại khu thương mại phức hợp Crocus City.
4 nghi phạm liên quan đến vụ tấn công vừa bị bắt giữ.

Cần thay đổi luật di cư để phòng tránh khủng bố

Sau những gì đã xảy ra, đại diện chính quyền Nga cho rằng cần xem xét sửa đổi luật hình sự và di cư của quốc gia này.

Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng quốc gia, thành viên Hội đồng phát triển Xã hội dân sự và Nhân quyền của Tổng thống Nga, ông Kirill Kabanov phát biểu: "Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan Trung Á đã có mặt ở Nga. Các cơ quan an ninh đã thường xuyên ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố do “du khách” đến từ các nước cộng hòa miền Nam (thuộc Liên Xô cũ) chuẩn bị, thực hiện thông qua các chi nhánh Wahzabis (đạo Hồi)".

Nhóm nghi phạm chạy trốn trên chiếc xe màu trắng sau khi gây ra vụ khủng bố. Ảnh: Zvezda

Theo ông Kirill Kabanov điều đáng sợ nhất trong câu chuyện này là những người di cư này chủ yếu là dân quê nghèo đói, nhận thức thấp nên chỉ cần bị mua chuộc, kích động bởi những luận điểm đơn giản và một ít tiền là họ có thể trở thành những tên khủng bố “ngoại đạo”. Do đó chính sách di cư trong tình hình hiện nay cần được ưu tiên thắt chặt hơn nữa sau những gì đã xảy ra".

Chính sách di cư trong tình hình hiện nay cần được ưu tiên thắt chặt hơn nữa sau những gì đã xảy ra.

Phân tích đoạn phim được công bố về cuộc nổ súng trong khán phòng Crocus City Hall, các chuyên gia an ninh Nga cho rằng những kẻ khủng bố đã được lựa chọn rất kỹ càng, chúng có thể đã trải qua các cuộc chiến ở Afghanistan, ở Ukraine thời gian gần đây. Dù chúng là ai, như lời Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố, tất cả những kẻ liên quan đến vụ khủng bố đều sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt thích đáng. Những cuộc tấn công khủng bố kiểu này không có hiệu lực hồi tố, bởi vì những người dân thiệt mạng không thể nào sống trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Barry Romo, một cựu sĩ quan Lục quân Mỹ và là điều phối viên quốc gia của Tổ chức Cựu binh Phản đối chiến tranh Việt Nam, vừa qua đời tại thành phố Chicago, Mỹ, ở tuổi 77.

Thẩm phán Liên bang Aileen Cannon ở bang Florida quyết định hoãn phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cất giữ trái phép tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng mà ban đầu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20/5, song không đưa ra bất kỳ thời hạn nào.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra lời kêu gọi chống lại chủ nghĩa bài Do Thái đang gia tăng nhanh chóng tại nước này.

Hãng Reuters đưa tin lễ nhậm chức của Vladimir Putin đã gây tranh cãi ở phương Tây. Theo nguồn tin của Reuters, bất chấp sự phản đối của Ukraine, nhiều quốc gia vẫn cử đại diện đến tham dự lễ nhậm chức của ông Putin.

Ngày 7/5 (theo giờ địa phương), các phái đoàn của Israel, phong trào Hồi giáo Hamas, Qatar và Mỹ đã đến Cairo (Ai Cập) để nối lại đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza.

Nhiều sân bay quốc tế lớn của Anh, gồm: Heathrow, Gatwick, Stansted, Edinburgh, Birmingham và Manchester, đều gặp sự cố đối với các cổng điện tử kiểm soát hộ chiếu, khiến hàng dài hành khách phải xếp hàng chờ nhập cảnh.