Cải tạo chung cư cũ, nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Gần đây, Hà Nội đã đạt được những bước tiến lớn trong việc hoàn thiện các thủ tục để triển khai cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc về chính sách, lợi ích giữa các bên.

Theo thống kê, toàn TP. Hà Nội có hơn 1.500 chung cư cũ, hầu hết được xây dựng vào giai đoạn 1960 đến 1992. Trong 20 năm qua mới hoàn thành cải tạo khoảng 1,14% trong tổng số này. Nguyên nhân chính khiến khó cải tạo chung cư cũ là những bất cập trong quy định hiện hành như: phải đạt tỉ lệ đồng thuận 100% của các hộ dân; xếp hàng để chờ đến lượt được kiểm định chất lượng công trình...

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, cho biết: "trong các năm qua chúng ta cũng đã có chủ trương cải tạo chung cư cũ. Chúng ta thấy đây là một lĩnh vực rất khó khăn trong quá trình làm, bao gồm cơ chế chính sách, xung đột lợi ích".

Cải tạo chung cư cũ, nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Các chuyên gia cho rằng chỉ khi nào có những thay đổi đột phá về quy định, chính sách thì mới mong cải thiện tình hình này.

Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay đã xem xét thông qua 53 kết quả kiểm định công trình. Dự kiến đầu quý II, Hà Nội sẽ thông qua 126 kết quả kiểm định.

Việc xác định hệ số K để tạo được sự đồng thuận của người dân và tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư là hai nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội. Ban chỉ đạo cải tạo nhà chung cư cũ đã thống nhất việc ủy quyền, phân cấp cho quận, huyện có chung cư cũ trực tiếp xác định theo hướng dẫn của Sở Xây dựng Hà Nội để tính hệ số K sát nhất, trên cơ sở đảm bảo ba tiêu chí hiệu quả cho chủ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho người dân, cảnh quan đô thị khang trang.

Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) trong đó đã quy định cụ thể các yêu cầu về cơ chế chính sách, quy hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Cụ thể, Điều 63 của Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định về cơ chế ưu đãi như được miến tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất. Căn cứ danh mục, địa điểm có nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải pháp quy hoạch xây dựng lại cả khu chung cư hoặc giải pháp quy gom để thực hiện xây dựng lại một số nhà chung cư trên cùng địa bàn cấp xã, cấp huyện hoặc cấp huyện lân cận, nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Cùng với những quy định mới của Luật Thủ đô, đây sẽ là lời giải cho bài toán cải tạo chung cư cũ của Hà Nội trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị ở quận Thanh Xuân và huyện Đan Phượng.

Chiều nay (17/5), tại cuộc họp về Đề án đầu tư xây dựng một triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu doanh nghiệp, chủ đầu tư phải công khai thông tin về dự án nhà ở xã hội.

Từ năm 2024 đến 2026, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ đón lượng lớn nguồn cung khi bốn trung tâm thương mại và khối đế sẽ được xây dựng, cung cấp thêm cho thị trường 230.000 m2 mặt bằng, chủ yếu ở phía tây Thủ đô.

Hà Nội có lượng lớn quỹ nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước nhưng hiện bị bỏ hoang hoặc cho thuê trái phép gây lãng phí, thất thoát. Theo Sở Xây dựng, hiện nay Sở đang tham mưu UBND Thành phố phương án khai thác hiệu quả quỹ nhà đất này.

TP. Hà Nội đang tìm nhà đầu tư khu đô thị thông minh, sinh thái nằm ở ba xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh (thuộc huyện Đông Anh). Dự án có quy mô 268 ha với tổng vốn đầu tư sơ bộ lên tới 33.000 tỷ đồng.

Sở Quy hoạch Kiến trúc vừa phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn công bố ba đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000.