Cần tạo cơ chế, giao thêm quyền cho Hà Nội

Sáng mai, ngày 23/10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc. Theo kế hoạch, kỳ họp sẽ diễn ra trong 22 ngày rưỡi, từ ngày 23/10 đến 29/11 và được chia làm hai đợt. Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó có Luật Thủ đô sửa đổi.

Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho hoạt động xây dựng pháp luật. Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật, 1 dự thảo Nghị quyết, cho ý kiến đối với 8 dự án luật khác, trong đó có Luật Thủ đô sửa đổi. Đặc biệt tại kỳ họp này Quốc Hội sẽ dành 1,5 ngày để lấy phiếu tín nhiệm các chức danh được Quốc Hội bầu và phê chuẩn. Thời điểm hiện tại, các báo cáo kiểm điểm đánh giá công tác và kê khai tài sản của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi tới các đại biểu Quốc Hội để nghiên cứu và cho ý kiến.  

Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ cho ý kiến 9 dự án luật, trong đó có Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô sửa đổi phải đem lại giá trị thiết thực, thực chất là việc phân cấp, giao quyền cho Hà Nội. 

Thành phố đang quá tải về hạ tầng giao thông, nhu cầu hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đầu tư nhanh chóng các cây cầu vượt sông, các tuyến đường sắt rất lớn và rất cấp bách. Nhưng nếu thực hiện như cơ chế hiện hành thì phải rất lâu mới có thể hoàn thành, vừa gây lãng phí tiền của, vừa lãng phí thời cơ, cơ hội phát triển. Việc di dời các bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô cũng vậy. Để thực hiện hiệu quả, cần trao cho Hà Nội cơ chế như đứng ra giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới để các trường học, bệnh viện chỉ việc di chuyển đến là có thể vận hành được; thay vì để các trường học, bệnh viện di dời phải tự lo giải phóng mặt bằng, lo xây dựng cơ sở mới như hiện nay...Giao quyền cho Hà Nội cũng chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung tiến lên. 

Bên cạnh nhiệm vụ khắc phục những hạn chế của Luât Thủ đô sửa đổi năm 2012, Luật Thủ đô lần này được trông chờ sẽ tạo ra những chính sách mới vượt trội. Vượt trội  thể hiện ở chỗ Luật Thủ đô sẽ phải thể hiện được dành cho Hà Nội những quy định vượt hơn, tạo ra căn cứ pháp lý, tạo ra động lực để Hà Nội có thể thực sự xứng đáng là đầu tàu của cả nước.

Hơn một năm qua, Hà Nội đã rất chủ động thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, thể hiện rõ tính hành động bằng các công trình, dự án cụ thể. Nền kinh tế Thủ đô cho thấy sức bền, khả năng chống chịu cao, trở thành điểm sáng về tăng trưởng. GRDP thành phố 9 tháng tăng 6,08%, cao hơn gần 1,5 lần tăng trưởng GDP cả nước. Thành phố cũng đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế, tập trung nguồn lực đầu tư cho văn hoá, nỗ lực giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4.

Việc Quốc hội xem xét dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới. 

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 10/11, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024) với chương trình nghệ thuật “Sơn Tây - Ngời sáng miền đất cổ”. Sự kiện nhằm ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của thị xã qua các thời kỳ, qua đó tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô.

Tối nay (10/11), Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 năm danh xưng “Sơn Tây”.

Cách đây khoảng 5 năm, Thành phố đã thí điểm lắp đặt nhiều thùng rác kết hợp quảng cáo trên các tuyến phố. Thế nhưng, hiệu quả thì ít mà tình trạng mất vệ sinh xung quanh thùng rác này lại nhiều.

Huyện Sóc Sơn vừa tổ chức hội nghị đánh giá công tác thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2024 và triển khai lập bộ hộ nộp thuế khoán năm 2025.

Tối qua, 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, mở màn chuỗi hoạt động hướng đến cộng đồng và khơi dậy tinh thần sáng tạo của người Hà Nội.

Sáng 9/11, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi tổng duyệt chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Đây là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).