Cây dược liệu, hướng sản xuất phát triển kinh tế ngoại thành

Với lợi thế đất đai và nguồn nguồn tài nguyên cây dược liệu phong phú, đa dạng, đến nay Hà Nội có khoảng 213ha diện tích trồng cây dược liệu nằm rải rác ở một số địa phương như: Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Thạch Thất... Đây là tiềm năng để người nông dân có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu phát triển kinh tế.

Cánh đồng trồng cây dược liệu cúc chi Sơn Tây

Cánh đồng trồng cây dược liệu cúc chi với diện tích hơn 3ha này đã được hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm đưa vào trồng thử nghiệm năm thứ hai trên đất Sơn Tây. Đây là mô hình được Trung tâm khuyến nông Hà Nội xây dựng với mục đích gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến cây dược liệu nhằm chuyển đổi diện tích đất đồi sang trồng cây dược liệu góp phần khai thác lợi thế địa hình của từng địa phương. Trung tâm khuyến nông hỗ trợ mô hình 50% giống và vật tư nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến nay Hà Nội có khoảng 213ha diện tích trồng cây dược liệu. Những mô hình trồng cây dược liệu đã  góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo chuỗi liên kết trong sản xuất với tiêu thụ, kéo doanh nghiệp gần với người nông dân đồng thời góp phần thay đổi nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay nhu cầu về dược liệu ngày càng nhiều nhưng phần lớn là nhập khẩu, việc sản xuất được cây dược liệu tại chỗ sẽ là cơ hội để Hà Nội hình thành vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm (từ năm 2021-2023) có 31.570 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát của cơ quan thuế.

Bộ Tài chính đã có thông tin phản hồi về việc các sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người kinh doanh, ngày 1/6.

Cổ phiếu của Nvidia, nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo AI, đã tăng thêm 20% trong 5 ngày qua, chứng minh giá trị của công ty với Big Tech và Phố Wall.

Tỷ lệ lạm phát trung bình của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro tăng lên mức 2,6% trong tháng 5, theo ước tính của Cơ quan Thống kê châu Âu.

Dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản mới đây xác nhận, nước này đã lần đầu tiên tiến hành can thiệp củng cố đồng Yên kể từ tháng 10/2022, sau khi đồng nội tệ giảm xuống mức đáy trong 34 năm hồi tháng Tư.

Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến 3 phiên giảm điểm liên tục của VN-index. Tới 4 phiên khối ngoại bán ròng nghìn tỷ, đặc biệt phiên thứ 5 đột biến với trên 3.200 tỷ.