Chế tạo 'cây lỏng' hấp thụ CO2 ở đô thị
Các chuyên gia của Công ty Dầu khí nhà nước YPF và Hội đồng nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật quốc gia Argentina đã hợp tác với Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và đa dạng sinh học (INBIOTEC) để phát triển lò phản ứng quang sinh học có tên Y-ALGAE, hiệu quả gấp 10 đến 50 lần so với một cây to.
Các nhà khoa học đã lắp đặt hệ thống này tại 2 địa điểm là trạm dịch vụ YPF ở thủ đô Argentina và một nhà máy công nghiệp ở ngoại ô Buenos Aires. Thành phần hoạt động của thiết bị là vi tảo có nguồn gốc ở phía Đông Nam Buenos Aires.
Chị Maria Elena Oneto, phụ trách môi trường của Y-TEC, cho biết: “Vi tảo là những vi sinh vật xuất hiện trên Trái đất khoảng 3 tỷ năm trước. Chúng là những sinh vật quang hợp oxy đầu tiên đã phát triển bầu khí quyển như chúng ta biết ngày nay. Thậm chí ngày nay, chúng đóng góp tới 50% lượng oxy mà chúng ta hít thở”.
Các sinh vật cực nhỏ hấp thụ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để chuyển đổi CO2 thành oxy và sinh khối, một loại vật liệu từ thực vật dùng để tạo ra điện năng hoặc tạo ra nhiệt. Chúng có thể được tái sử dụng làm phân bón, nhiên liệu sinh học và kết cấu bê tông. Chị Sara Medina, người điều phối dự án, cho biết mỗi thiết bị có thể thu được khoảng nửa tấn CO2 mỗi năm.
Chị Sara Medina, điều phối viên dự án của Y-TEC, cho biết: “Các lò phản ứng của chúng tôi trong dự án Y-ALGAE được xây dựng để lắp đặt trong môi trường đô thị, ở những nơi được lát đá hoàn toàn, bị thay đổi bởi hoạt động của con người, nơi không thể trồng cây chứ đừng nói đến trồng cây với quy mô lớn. Vì vậy các lò phản ứng quang sinh giống được chúng tôi gọi là cây lỏng”.
Công nghệ này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới như một chiến lược giảm biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, nhưng sự phát triển ở Nam Mỹ vẫn còn non trẻ. Y-ALGAE là dự án đầu tiên ở Argentina.
"Đó là một dự án mang tính biểu tượng. Chúng tôi đã tạo ra một lò phản ứng cực kỳ hấp dẫn và bắt mắt để truyền đạt tới cộng đồng về những tiến bộ của Argentina trong công nghệ sinh học tảo và nâng cao nhận thức về các công nghệ môi trường mới nổi", chị Sara Medina cho biết.
Giới chức Ba Lan đang tăng cường kiểm soát an ninh biên giới nhằm trấn áp tình trạng di cư bất hợp pháp. Nước này đã huy động nhiều quân sĩ canh gác ở biên giới với Belarus.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 9/11 đã ký thành luật Hiệp ước Đối tác chiến lược Nga - Triều Tiên mà ông và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký trong chuyến công du Bình Nhưỡng hồi tháng 6.
Ngành thép Trung Quốc đang phải đối mặt với tác động gián tiếp nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump áp mức thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc, bao gồm các sản phẩm được sản xuất từ hợp kim.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell đã đến thăm Kiev. Tại đây ông khẳng định với Ukraine về sự ủng hộ không lay chuyển của châu Âu dành cho nước này.
Quân đội Israel ngày 9/11 đã nới lỏng khuyến cáo an toàn với người dân ở khu vực miền Bắc nước này, sau thời gian dài siết chặt an ninh do xung đột với lực lượng Hezbollah ở Liban.
Nhà Trắng đã ấn định thời điểm diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump sau cuộc bầu cử ngày 5/11 vừa qua. Cụ thể, cuộc gặp sẽ diễn ra tại phòng Bầu dục vào 11 giờ sáng thứ Tư tuần sau.
0