Chi phí cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua với hàng loạt quy định mới về bảng giá đất cách tính giá đất... Qua đó, chi phí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ) sẽ có nhiều thay đổi.

Theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, bảng giá đất hiện hành đang được áp dụng cho giai đoạn 2020-2024 và sẽ tiếp tục được áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Từ 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng bảng giá đất mới. Sau đó, hằng năm sẽ điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung bảng giá đất thay vì định kỳ 5 năm/lần như hiện nay để phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Hiện hành Luật Đất đai 2024

Bảng giá đất mới được xây dựng theo khu vực, vị trí trên cơ sở việc định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc thị trường. Nghĩa là bảng giá đất mới sẽ tiệm cận với giá đất thị trường nên có thể tăng mạnh so với bảng giá đất hiện hành. Giá đất được xác định căn cứ vào các yếu tố: Mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất.

Thông tin đầu vào để xác định giá đất theo các phương pháp định giá đất gồm: giá đất được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; giá đất thu thập qua điều tra, khảo sát đối với trường hợp chưa có thông tin giá đất quy định tại điểm a và điểm b khoản này; thông tin về doanh thu, chi phí, thu nhập từ việc sử dụng đất.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất. Quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá. Trong khi đó, các khoản tiền phải nộp khi đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu có các khoản tiền được tính theo giá đất trên bảng giá đất như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (nếu có), lệ phí trước bạ nên khi áp dụng bảng giá đất mới từ 1/1/2026, các chi phí này đều có thể tăng hoặc giảm theo giá thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm, khiến giá liên tục tăng cao thì có đến hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Nhằm cải thiện nguồn cung, nhiều ý kiến đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để chấm dứt tình trạng lãng phí này.

Hơn 200 dự án tương đương 62.000 căn hộ tại Hà Nội gặp vướng mắc do sai phạm về quy hoạch, tự ý chuyển đổi công năng, nghĩa vụ tài chính.

Chủ trương xây nhà ở xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Đảng và nhà nước, khi tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định. Thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất để phát triển mới các dự án nhà ở xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo Bộ xây dựng, đến tháng 6, cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội được triển khai, với quy mô gần 420 nghìn căn.

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu loại phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư.

Những vướng mắc về chính sách đang khiến nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại và cả nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội chưa thể triển khai theo kế hoạch. Các khó khăn này có thể được khai thông khi các luật mới liên quan đến nhà đất và thị trường BĐS có hiệu lực.