COVID-19 chuyển thành bệnh truyền nhiễm nhóm B có gì khác?

Dự kiến trong tháng 6, dịch COVID-19 sẽ chính thức được chuyển đổi từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Vậy có điều gì khác biệt khi chuyển dịch bệnh truyền nhiễm này sang nhóm B?

Thay đổi về chi phí điều trị

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: “Bộ Y tế đang cùng Bộ Tư pháp tham mưu Thủ tướng để có quyết định chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, dự kiến trong tháng 6. Khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, COVID-19 sẽ không được áp dụng điều trị miễn phí nữa mà tất cả người dân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được thanh toán bằng BHYT; hiện COVID-19 đã được đưa vào thanh toán. Sự thay đổi này chỉ thay đổi về chi phí còn các phương thức điều trị, phác đồ điều trị vẫn như trước”.

Người dân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được thanh toán bằng BHYT 

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hướng dẫn chuyên môn cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, như: Hướng dẫn về giám sát phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị; hướng dẫn phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế… để khi ký ban hành chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B thì cùng lúc sẽ ban hành các hướng dẫn này.

Theo Bộ Y tế, việc kiểm soát được dịch COVID-19 đảm bảo đủ điều kiện chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19 phù hợp

GS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Bộ Y tế sẽ có sự rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 phù hợp tình hình dịch. Hoạt động giám sát dịch sẽ được lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả giám sát trọng điểm. Công tác giải trình tự gene virus sẽ vẫn tiếp tục được tiến hành, đồng thời giám sát các ca viêm phổi nặng, bệnh nặng, ổ dịch có diễn biến bất thường; bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại cơ sở y tế”.

Vaccine phòng COVID-19 sẽ được đưa vào hoạt động tiêm chủng thường xuyên cho người dân.

Cũng theo GS. Phan Trọng Lân, thời gian tới, vaccine phòng COVID-19 sẽ được đưa vào hoạt động tiêm chủng thường xuyên cho người dân.

Theo đó, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cũng điều chỉnh phù hợp với tình hình hiện nay.

Hiện Bộ Y tế đang hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025; hoàn thiện hướng dẫn triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 phù hợp tình hình…

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em trên toàn quốc bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Bộ Y tế dự kiến, sẽ có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A đợt này.

Thuốc lá điện tử gây ra nguy cơ bệnh tật cao hơn, thậm chí là những tác hại sớm hơn so với thuốc lá truyền thống. Không ít trường hợp bệnh nhân chịu tổn thương não vĩnh viễn.

Với thông điệp "Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại", Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây vừa phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại xã Xuân Sơn.

Sau ba ngày đi theo ông Thích Minh Tuệ, người đàn ông 47 tuổi bị sốc nhiệt, được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu nhưng đã tử vong.

Nâng cấp cơ sở ở Quán Sứ, Bệnh viện K (Hà Nội) đã được hỗ trợ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị siêu hiện đại phục vụ người bệnh.

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, động viên người bệnh. Những công việc thầm lặng của các điều dưỡng đã cho những bệnh nhân nhiều hi vọng.