Đại học - học đại chi bằng 'một nghề cho chín'

Đại học cũng không phải là con đường duy nhất mà ai cũng nhất định chọn để đi đến thành công. Vì vậy, khi các bạn thanh niên có thể sống tự lập ở tuổi mười tám đôi mươi, thì lúc đó, các bậc cha mẹ mới có thể tạm gác nỗi lo không đủ tiền nuôi con học đại học.

Với một gia đình khi thu nhập không cao thì việc cho con vào đại học cũng khiến nhiều gia đình phải lo lắng. Bởi với mức chi tiêu hiện tại, nuôi một sinh viên đại học cũng phải tốn 5 triệu đồng một tháng, đó là chỉ mới tính tiền ăn và tiền thuê trọ. Vậy còn khoản học phí đóng thường kỳ, thường niên sẽ xoay sở ra sao?

Có gia đình khuyến khích con ra ngoài làm thêm, việc đó không chỉ con có thể kiếm thêm thu nhập, mà còn khuyến khích con tích lũy kinh nghiệm trong công việc và giao tiếp xã hội. Nhưng cha mẹ cũng lại lo lắng sợ con vừa học vừa làm lại sao nhãng việc học hành. Họ muốn con mình toàn tâm toàn ý cho việc học, lấy bằng, kiếm tiền là việc sau này. Nhưng có một điều quan trọng hơn, chính các em chưa được dạy cách phân bổ và quản lý thời gian học tập, làm thêm cho hợp lý.

Nỗi lo lắng chung của nhiều bậc cha mẹ khi có con học đại học, chi phí hàng tháng đều là những khoản chi chính đáng, không cho không được. Ngoài tiền học phí phải đóng mỗi học kỳ, còn phải đóng luôn tiền ký túc xá và khoản đầu tư mua laptop cho con học tập, thậm chí phải mua xe máy cho con để đi lại cho thuận tiện

Bây giờ vật giá tăng nên mặt hàng nào cũng tăng theo từ tiền ăn, tiền đi lại, đến tiền mua tài liệu sách vở cũng tốn kém. Chưa kể, đời sống sinh viên còn phải chi những khoản lặt vặt không tên khác: như tiền học thêm, giao lưu bạn bè… Đa số, tiền học phí và sinh hoạt hàng tháng đều phụ thuộc vào nguồn chu cấp của cha mẹ.

Cũng có một lý do khiến các em sinh viên bây giờ không thích đi làm thêm là tiền lương làm thêm của sinh viên quá thấp. Một số quán ăn, quán cà phê trả từ 15 - 17 nghìn đồng một giờ. Em nào quản lý tốt lịch học, tranh thủ thời gian xen kẽ đi làm thêm thì một ca làm năm tiếng kiếm chưa được 100 nghìn đồng, trong khi mỗi đĩa cơm bình dân bây giờ đã 25 - 30 nghìn đồng. Một ngày ăn hai suất thì đã gần hết tiền làm thêm, nên các em nản không muốn đi làm.

Trên thực tế, có những thanh niên trẻ tuổi sống giữa Hà Nội không có kĩ năng cho cuộc sống tự lập và khi gặp các vấn đề trong cuộc sống thì rất khó giải quyết. Dù biết rằng có người dở việc này giỏi việc khác, nhưng có những kiến thức các em chỉ có thể học trong quá trình làm việc, trải nghiệm ngoài cuộc sống thực tế mà không bao giờ được học trong trường lớp.

Chi phí sinh hoạt hiện nay mỗi ngày một tăng. Gia đình nào nếu có hai ba đứa con, đứa lớn đi đại học, đứa bé ở nhà cũng học thêm thì tốn kém không ít. Thực tế này khiến cho không ít phụ huynh đau đầu với nỗi lo không đủ tiền cho con ăn học.

Các bậc phụ huynh không nên quá bao bọc con ở tuổi đại học bằng cách chu cấp toàn bộ chi phí từ A đến Z. Chỉ nên chu cấp một phần, tiền học phí và một phần tiền sinh hoạt. Hoặc một phần tiền học phí có thể đi vay gói sinh viên, tiền chu cấp chỉ nên mức đủ dùng, con muốn tiêu thêm thì có thể tìm một công việc làm thêm phù hợp.

Khi thanh niên có thể sống tự lập ở tuổi mười tám đôi mươi, thì lúc đó, các bậc cha mẹ mới có thể tạm gác nỗi lo không đủ tiền nuôi con học đại học. Và đại học cũng không phải là con đường duy nhất mà ai cũng nhất định phải đi để thành công./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tháng 5 về, màu đỏ của phượng đã phủ kín cả những khoảng trời. Trong câu chuyện của các cô, cậu học trò đã len lỏi nỗi buồn chia xa và những trang lưu bút trao vội.

Trong ký ức tuổi thơ của một cô gái trẻ, chái bếp của ngoại là nơi đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất và là nơi mà cô được ăn nhiều món ngon nhất trên đời.

Trong nắng mới của một ngày đầu hè, có một người bỗng da diết nhớ cái màu xanh biếc, xanh đến mát dịu cả không gian của cây duối - một loài cây gần như đã vắng bóng và chỉ còn lại trong kí ức của một thời.

Con đường của những người bắt đầu sự nghiệp tự do cũng giống như khi bước trong sương mù. Dày đặc, âm u và lạnh giá. Nhưng sương rồi cũng sẽ tan và ngày nào đó nắng sẽ ngập tràn. Bạn sẽ làm được nếu có đủ quyết tâm và lòng tự tin.

Trong nhịp sống gấp gáp và xô bồ với những mỏi mệt của chuỗi ngày quay cuồng với bận rộn, có một người con gái bỗng thấy thương nhớ về người mẹ của mình. Để nương tựa vào những kỷ niệm và sống lại những ngày còn mẹ, được mẹ yêu thương như thuở nào. Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Diệu Hiền.

Trên con đường đời sẽ có những khúc cua và những ngã rẽ. Đôi khi ta chọn đi hướng đó không phải vì ta mà chỉ vì một ai hay một điều gì đó. Mỗi một sự chọn lựa là một sự đánh đổi, mà không ai biết được những điều ở phía trước có được như mình mong muốn hay không.