Đại hội đồng LHQ họp phiên đặc biệt về xung đột Nga-Ukraine

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã nhóm họp phiên đặc biệt để thảo luận về tình hình xung đột Nga – Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột này bước sang năm thứ ba.

Cuộc họp có sự tham dự của đại diện 193 thành viên Liên hợp quốc. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis đã bày tỏ quan ngại trước những thiệt hại và sự tàn phá ở Ukraine sau 2 năm xung đột, đồng thời cảnh báo cuộc xung đột đang làm xói mòn nền tảng và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, phá vỡ thế cân bằng mong manh của các mối quan hệ quốc tế đúng vào thời điểm tinh thần đoàn kết, sự thống nhất và hợp tác có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết các vấn đề đa phương.

Ông Francis nhận định cuộc xung đột Nga-Ukraine đang gây ra tác động trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực, giá năng lượng, đồng thời trở thành yếu tố quan trọng góp phần tái định hình bản đồ địa chính trị và địa kinh tế thế giới.

Người đứng đầu Đại hội đồng Liên hợp quốc cảnh báo xung đột không chỉ gây phương hại trực tiếp cho các quốc gia liên quan, mà còn cản trở sự tiến bộ tại nhiều nước khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ngày 23/2

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng nhóm họp phiên đặc biệt để thảo luận về cuộc xung đột Nga-Ukraine. Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 23/, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi thiết lập nền hòa bình. “2 năm đã trôi qua và một thập kỷ kể từ khi Crimea sáp nhập vào Nga, cuộc xung đột ở Ukraine vẫn là một vết thương hở ở trung tâm châu Âu. Đã đến lúc cần có hòa bình, một nền hòa bình công bằng, dựa trên Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Đại hội đồng”, theo ông Guterres.

Ông Guterres cũng cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng và “gây bất ổn khu vực”.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo các báo cáo chưa được xác nhận của truyền hình nhà nước Iran và các cơ quan truyền thông khác, chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã phải " hạ cánh khẩn cấp" vào Chủ nhật. Hiện vẫn chưa tìm thấy Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao.

Một tập đoàn thương mại gia vị Ấn Độ cho biết xuất khẩu gia vị có thể giảm 40% sau khi hai thương hiệu lớn vướng phải cáo buộc sử dụng thuốc trừ sâu mà tập đoàn này cho là an toàn, nhưng những thương hiệu khác lại cho là gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thừa nhận những khó khăn mà Kiev đang gặp phải trong bài phỏng vấn với hãng tin AFP.

Tòa án Nga vừa đưa ra lệnh tịch thu tài sản, bất động sản, tài khoản cùng cổ phiếu của Deutsche Bank tại nước này, trong một vụ kiện liên quan đến ngân hàng này của Đức.

Nội các Ukraine đã quyết định phân bổ hơn 38 triệu USD để khôi phục hai nhà máy nhiệt điện quan trọng trong lúc nước này đang thiếu điện trầm trọng. Khoản ngân sách này sẽ được chi cho việc xây dựng lại nhà máy Zmiivska ở khu vực phía Đông Kharkov và nhà máy Trypilska ở ngoài thủ đô Kiev.

Ngày 18/5, nghi phạm bị buộc tội âm mưu ám sát Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã ra tòa hình sự, phiên tòa sẽ quyết định đối tượng này có bị giam giữ hay không.