ĐBQH chuyên trách cho ý kiến Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 26/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Hội nghị đã nghe báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã báo cáo 7 vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến.

ĐBQH chuyên trách cho ý kiến Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đối với tổ chức chính quyền đô thị, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý các quy định về tổ chức bộ máy thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế, để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là thủ đô của cả nước.

Quang cảnh của Hội nghị
Các ĐBQH chuyên trách đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao HĐND thành phố quy định tiêu chí thành lập và quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố; quy định tổ chức, khung số lượng, tiêu chí thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố để bảo đảm tính chủ động, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn theo từng thời kỳ nhằm xây dựng, kiện toàn được bộ máy đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền bổ sung.

Các đại biểu kiến nghị xác định khung pháp lý cần thiết để thành phố Hà Nội có thể cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn, phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền, trong đó cho phép miễn trừ áp dụng một số quy định trong luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định,… phù hợp với phạm vi, yêu cầu, mục đích thử nghiệm.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý, gồm 7 chương và 54 điều, giảm 5 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Đã tiếp thu, chỉnh lý toàn bộ 54 điều, bỏ 7 điều, bổ sung mới hai điều (bổ sung Điều 14 về phân cấp, ủy quyền; Điều 36 về đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đa số các đại biểu đều khẳng định việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ tạo cơ hội, biến các nguồn tài nguyên, văn hóa hết sức đa dạng của vùng Tây Nguyên thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Hôm nay, 17/6, Quốc hội bắt đầu ngày họp đầu tiên của đợt 2, Kỳ họp 7. Trong 11 ngày làm việc của đợt 2 (từ ngày 17-28/6), Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và xem xét thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết, trong đó đặc biệt có Quy hoạch thủ đô Hà Nội.

Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến và xem xét thông qua nhiều nội dung, các dự luật, dự thảo nghị quyết quan trọng, trong đó có Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Ngày 16/6/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao đổi thư mừng với Tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao đổi thư mừng với Thủ tướng Mikhail Mishustin nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga" (16/6/1994 - 16/6/2024).

Cục Vận tải thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Vận tải quân sự.

Chiều 14/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy Ban Kiểm tra Thành ủy.