Đi 'chợ hai nhăm', chợ Tết trẻ em

Phiên "chợ hai nhăm" là phiên chợ cuối cùng của năm nhưng cũng là phiên chợ được người dân làng Dục Nội (xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội) mong chờ nhất trong năm. Gọi là "chợ hai nhăm" bởi chợ được họp vào ngày 25 tháng Chạp, với chủ yếu khách hàng là các em nhỏ.

Thôn Dục Nội (tên nôm làng Dộc) là một vùng đất cổ nằm ở phía Bắc kinh thành Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội 25 km về phía Bắc. Dục Nội cũng là một trong những thôn có diện tích và dân số vào loại lớn nhất ở huyện Đông Anh. Chính vì vậy mà nhắc tới chợ của thôn Dục Nội hay còn gọi là chợ Dộc thì ở Đông Anh đa phần ai cũng biết, bởi một thời đó là trung tâm giao lưu cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay, dẫu không còn là trung tâm, nhưng chợ Dộc vẫn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, mà ấn tượng nhất, thú vị nhất chính là phiên chợ ngày 25 tháng Chạp hàng năm.

Chợ Dộc vốn là một chợ phiên chỉ mở chính vào ngày năm và ngày mười. Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ chính thức cuối cùng của năm. Người dân Dục Nội vẫn gọi tắt là “chợ hai nhăm” và coi đây là phiên chợ tất niên.

Từ tối hôm trước, những đứa trẻ con trong gia đình đã được ông bà, bố mẹ cho tiền để ngày mai đi ra chợ vui chơi, ăn quà.

Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp Âm lịch là phiên chợ duy nhất mà các bà các mẹ nội trợ thôn Dục Nội và cả các vùng lân cận không phải đi một mình bởi đây là phiên chợ của gia đình, với sự xuất hiện đông đảo của những người đàn ông và đặc biệt là các em thiếu nhi. Vì thế mà nhiều người gọi đây là phiên “chợ thiếu nhi”, "chợ trẻ em"…

"Chợ hai nhăm" mở rất sớm (khoảng 4 giờ sáng), nên ngay từ tối hôm trước, những đứa trẻ con trong gia đình đã được ông bà, bố mẹ cho tiền để ngày mai đi ra chợ vui chơi, ăn quà. Đến khoảng gần 5 giờ sáng, mặc dù trời vẫn còn tối nhưng “chợ thiếu nhi” đã đông kín người, đặc biệt là trẻ em.

Phiên chợ có khách hàng chủ yếu là các em nhỏ. 

Người đi chợ Tết ở Dục Nội không chỉ để mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng mà họ còn tâm niệm đã ra tới chợ Dộc thì phải ăn quà… đặc biệt là đặc sản cháo Cói.

Người làng Dộc kể, cháo Cói xưa kia là món ăn cứu tế người nghèo do một người đàn bà làng Cói làm và trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Hùng. Đến ngày nay là một đặc sản mà chỉ Dục Nội mới có.

Cháo Cói là một đặc sản mà chỉ Dục Nội mới có.

Cháo Cói được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn, do vậy, món ăn rất mịn. Cháo Cói ngày nay thường được ăn với ruốc lợn xé nhỏ. Mùi thơm và sự đặc quyện của bột gạo làng quê cộng với vị ngọt của thịt lợn và gia vị tạo nên hương vị ngọt đậm trong cổ họng gây thương nhớ đối với người đã từng thưởng thức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của phố thị.

Chụp ảnh chân dung trên phố cổ không chỉ là sở thích được đắm mình trong sự sáng tạo và khám phá nghệ thuật nhiếp ảnh, mà còn là cơ hội để những người trẻ có thêm trải nghiệm quý giá về môi trường sống, về văn hóa Hà Nội.

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.