Đi lễ đầu xuân, nét đẹp văn hóa của người Việt

Đi lễ đền, chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng qua bao thế hệ. Người dân đi lễ không chỉ cầu nguyện điều may mắn, bình an cho bản thân, gia đình trong năm mới, mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh tại chốn linh thiêng trong tiết xuân.

Phong tục lễ chùa đầu xuân tuân theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng, chất chứa...).

Trong sự chuyển vận tự nhiên của vạn vật, đất trời, thì việc lễ chùa vào mùa xuân vừa là khởi đầu của một năm, vừa là khởi đầu của sự sống.

Đi lễ đầu năm thường được bắt đầu ngày từ thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và kéo dài đến hết tháng Giêng.

Đi lễ đầu năm thường được bắt đầu ngày từ thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và kéo dài đến hết tháng Giêng. Sau khi đón giao thừa, nhiều gia đình ở Hà Nội thường đến một số chùa để cầu một năm mới an lành và hạnh phúc.

Theo phong tục, các ngôi chùa đều được mở cửa cả đêm giao thừa, mọi người có thể vào chùa làm lễ. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình; người thì du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân, tìm kiếm giây phút thư thái trong tâm hồn…

Người dân đi lễ không chỉ cầu nguyện điều may mắn, bình an cho bản thân, gia đình trong năm mới, mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh tại chốn linh thiêng trong tiết xuân.

Đầu xuân năm mới, khi đến cửa Phật, cửa Thánh, hòa vào dòng người đi lễ, trong tiết trời se se lạnh, lất phất giọt mưa xuân, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi các ứng dụng chuyển khoản, quét mã QR hoặc thanh toán qua ví điện tử trở nên phổ biến, thói quen chi tiêu không dùng tiền mặt thành xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tốc độ thanh toán nhanh, nhận được nhiều ưu đãi khi mua sắm...

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Đối với người Hà Nội, cháo đậu phụ, cà muối là một món ăn vô cùng giản dị và quen thuộc. Qua tài chế biến và kết hợp khéo léo của người thợ làm bếp một bát cháo đặc, kèm với đậu rim, cà muối cứ thế mà làm say lòng thực khách Hà thành.

Những ngày cuối tuần, hồ Gươm luôn nhộn nhịp người đến vui chơi và trải nghiệm các hoạt động văn hóa. Trong đó, đi “săn Tây" để học tiếng Anh cũng đã trở thành một hoạt động thường xuyên của nhiều bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần.

Nhiều năm gần đây, chơi cá cảnh đã trở thành thú vui của nhiều người Hà Nội. Nuôi cá cảnh rất kỳ công, nhưng cũng từ sự kỳ công ấy mà người ta cảm thấy thú vị hơn khi ngắm nhìn những con cá của mình.

Hệ thống chiếu sáng hiện đại, đẹp mắt chính là ưu điểm để Cầu Nhật Tân luôn nổi bật. Công trình càng rực rỡ khi Thủ đô và đất nước kỷ niệm các ngày Lễ lớn.