Dịch tay chân miệng tăng 1,4 lần với cùng kỳ 2022

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện ổ dịch tay chân miệng tại trường mầm non. Và số ca mắc bệnh tay chân miệng ở Hà Nội trong tuần đầu tiên của tháng 10 tăng gần gấp đôi so với tuần cuối tháng 9.

Hà Nội có thêm 265 ca mắc tay chân miệng trong tuần đầu tiên của tháng 10/2023 (từ ngày 29/9 đến 06/10), tăng gấp đôi so với cuối tháng 9 và tăng hơn 3,5 lần so với cuối tháng 8. 

Một số quận, huyện tại Thành phố Hà Nội ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc tay chân miệng như: Sóc Sơn (69 ca), Cầu Giấy (26 ca), Hoài Đức (25 ca), Hà Đông (18 ca), Ba Vì (15 ca), Thanh Xuân (15 ca), Đống Đa (12 ca).

Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.063 ca mắc tay chân miệng (tăng gần 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca tử vong.

Ngoài ra, trong tuần (từ ngày 29/9 đến 6/10), thành phố cũng đã ghi nhận thêm 2 ổ dịch tay chân miệng tại 2 quận, huyện: Sóc Sơn và Đống Đa. Cộng dồn từ đầu năm đến nay đã có 47 ổ dịch, hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động.

Một bệnh nhi có biểu hiện nổi bọng nước ở tay, chân, miệng. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Hiện nay đang giai đoạn thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường kết hợp với việc học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè khiến số ca tay chân miệng gia tăng. Đặc biệt trên địa bàn ghi nhận ổ dịch tại các trường mầm non, mẫu giáo. Dự báo, trong các tuần tới, số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khuyến cáo, để phòng, chống bệnh tay chân miệng đối với khối trường Mầm non, Tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh... Đồng thời, hướng dẫn giáo viên biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi chưa được khử trùng. Các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con mình mắc tay chân miệng, cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em trên toàn quốc bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Bộ Y tế dự kiến, sẽ có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A đợt này.

Thuốc lá điện tử gây ra nguy cơ bệnh tật cao hơn, thậm chí là những tác hại sớm hơn so với thuốc lá truyền thống. Không ít trường hợp bệnh nhân chịu tổn thương não vĩnh viễn.

Với thông điệp "Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại", Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây vừa phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại xã Xuân Sơn.

Sau ba ngày đi theo ông Thích Minh Tuệ, người đàn ông 47 tuổi bị sốc nhiệt, được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu nhưng đã tử vong.

Nâng cấp cơ sở ở Quán Sứ, Bệnh viện K (Hà Nội) đã được hỗ trợ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị siêu hiện đại phục vụ người bệnh.

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, động viên người bệnh. Những công việc thầm lặng của các điều dưỡng đã cho những bệnh nhân nhiều hi vọng.