Doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng với tín dụng xanh

Theo thống kê, đã có gần 621.000 tỷ đồng cho vay tại các dự án xanh đến cuối năm 2023. Tuy nhiên, tín dụng xanh vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế,… Theo đánh giá từ các tổ chức tín dụng và giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến việc cho vay nói trên gặp khó đến từ chính sự thiếu sẵn sàng của các doanh nghiệp.

Là một trong những ngân hàng quốc tế đặt tham vọng trở thành đơn vị cung ứng nguồn vốn xanh hàng đầu để phục vụ các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam với 12 tỷ USD giải ngân đến năm 2030, nhưng theo đại diện của HSBC, số doanh nghiệp Việt tiếp cận được nguồn vốn này là không nhiều. Lý do là đa số các công ty trong nước vẫn thiếu nhiều tiêu chí để tiếp cận.

Theo đại diện của HSBC, số doanh nghiệp Việt tiếp cận được nguồn vốn này là không nhiều.

Còn theo đại diện của UOB, các doanh nghiệp Việt muốn khởi nghiệp xanh thành công thì cần có sự tiếp cận toàn diện hơn hiện nay.

Để thiết lập một hệ sinh thái xanh thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam, Việt Nam cần một cách tiếp cận toàn diện nhằm thúc đẩy sự đổi mới và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp xanh, tăng cường quan hệ hợp tác công và tư để tăng trưởng kinh tế bền vững; đồng thời thúc đẩy giáo dục và đào tạo về tính bền vững và đổi mới.

Ông Lim Dyi Chang - Giám đốc  Cấp cao Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, bên cạnh các yếu tố khách quan, thì nhận thức của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ để tham gia vào chuyển đổi xanh. Chính sự thiếu sẵn sàng này cũng là một trong những nguyên do khiến họ chưa thấy được sự hấp dẫn của dòng vốn xanh.

Nhận thức của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ để tham gia vào chuyển đổi xanh.

Việt Nam luôn gặp khó trong việc phát triển các loại thị trường, và đặc biệt là thị trường tín dụng. Để làm được điều đó, Việt Nam cần đổi mới thay vì đi theo cách phát triển dò đường như trước kia, từ đó chúng ta mới có thể chuyển đổi, tăng trưởng xanh. 

Ông Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị xanh là những dự án dễ hình dung nhất về kinh tế xanh tại Việt Nam.

Năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị xanh là những dự án dễ hình dung nhất về kinh tế xanh tại Việt Nam. Sự chủ động của các doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần xây dựng các sản phẩm phục vụ nhu cầu từng khách hàng liên quan khoản vay xanh, vay phát triển bền vững và vay phát triển xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu, bán ngoại tệ, tỷ giá vẫn tiếp đà tăng mạnh là áp lực lớn với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có khoản nợ gốc ngoại tệ lớn.

Hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng, 3 đơn vị lớn trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vaccine Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược.

“Gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ NVIDIA vừa báo cáo doanh thu kỷ lục trong quý I đạt 26 tỷ USD, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2023, thu nhập ròng của hãng tăng 628% lên 14,9 tỉ USD.

Tập đoàn TH vừa khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa với tổng vốn đầu tư 19 tỷ rub, tương đương hơn 5.200 tỷ đồng tại làng Nikolo-Mikhailovka, quận Yakovlevsky, lãnh thổ Primorsky Krai, Liên bang Nga.

Chính phủ Nga vừa yêu cầu Gazprom, "đại gia" khí đốt từng có doanh thu lớn nhất của Nga, không trả cổ tức sau khoản lỗ kỷ lục và giá cổ phiếu lao dốc.

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã gây chú ý với mức chi trả cổ tức "khủng", thể hiện cam kết chia sẻ lợi nhuận với cổ đông. Tuy nhiên năm 2024 lại có phần khác.