Độc đáo Tết cổ truyền các nước châu Á tại Hà Nội

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Trong không khí giao lưu thân mật, ấm áp tình hữu nghị, các đại biểu đã cùng thưởng thức các tiết mục nghệ thuật do các nghệ sĩ Việt Nam cùng cán bộ đại sứ quán các nước và lưu học sinh biểu diễn; trực tiếp tham gia các nghi lễ truyền thống vẫn thường được tổ chức vào dịp Tết của các nước châu Á như: lễ tắm tượng Phật, té nước cầu may, Lễ hội Holi - ném bột màu của Ấn Độ hay lễ buộc chỉ cổ tay -  phong tục, tập quán tâm linh của người dân Lào với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.

"Đối với đất nước Lào chúng tôi, Bunpimay 2024 là Lễ hội có ý nghĩa hết sức trọng đại. Trong dịp Tết cổ truyền hay các sự kiện quan trọng, chúng tôi đều tổ chức lễ buộc chỉ cổ tay để cầu mong may mắn, tốt đẹp. Sự kiện hôm nay không chỉ động viên các cán bộ đại sứ quán đón Tết xa quê hương mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về phong tục này của Lào"

Bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ Lào tại Việt Nam

"Đây là lần đầu tiên tôi tham gia sự kiện này tại Hà Nội. Tôi rất vui vì Tết Cổ truyền là dịp rất quan trọng đối với các quốc gia như Myanmar chúng tôi hay Lào, Thái Lan, Campuchia,... và một số quốc gia châu Á khác. Tôi thấy mọi người đều rất tận hưởng chương trình giao lưu hôm nay và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, nhiều sức khỏe, vui vẻ và bình an trong năm mới. Tôi rất cảm ơn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước đã phối hợp tổ chức sự kiện này."

Ông Soe Ko Ko, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Myanmar

Tết cổ truyền của một số nước Châu Á thường được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Ở mỗi nước lại có một tên gọi khác nhau, như ở Lào, người ta vẫn gọi là Tết “Bunpimay”, Campuchia gọi là Tết “Chol Chnam Thmey”, Thái Lan gọi là “Songkran”, còn lại Myanmar gọi là Tết “Thing Yan” .

Với những nghi lễ, tiết mục mang đậm màu sắc văn hoá cổ truyền của mỗi nước, ngay tại Hà Nội, bạn bè Châu Á đã được sống trong không khí của ngày Tết cổ truyền quê hương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn diễn ra tại Hoàng cung Huế, là một sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của "Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024".

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Chính thức ra rạp từ ngày 24/5, bộ phim hoạt hình Nhật Bản "Doraemon: Nobita và bản giao hưởng địa cầu" tiếp tục tạo nên cơn sốt tại phòng vé. Hiện doanh thu phim đã vượt qua con số 84 tỉ đồng. Phim thậm chí còn được kỳ vọng là tác phẩm anime đầu tiên đạt doanh thu trăm tỷ tại Việt Nam.

4 doanh nghiệp bảo hiểm có khách hàng tham gia bị thiệt hại về người trong vụ cháy tại Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, đã dự kiến chi trả bảo hiểm với số tiền ước tính khoảng 2,72 tỷ đồng.

Với mong muốn khơi dậy cảm xúc và sự sáng tạo nghệ thuật cho các em thiếu nhi, cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu tuổi thơ” dành cho các bé từ 3 đến 7 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo ra một sân chơi thú vị, bổ ích.

Tạp chí Time Out của Anh đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để du lịch vào tháng 7, trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7 trong danh sách này.