Động lực xuất khẩu từ các dự án FDI công nghệ cao

Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI luôn chiếm ưu thế trong xuất khẩu của Việt Nam nhiều năm qua. Cùng những chuyển biến về chất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài với sự có mặt của ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn, hoạt động xuất khẩu của khu vực này cũng đang có những chuyển biến tích cực khi đóng góp của các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng ngày càng lớn.

Mới đây, một nhà máy sản xuất chip bán dẫn lớn nhất của Tập đoàn Amkor (Hoa Kỳ) đã được khánh thành tại tỉnh Bắc Ninh. Với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, dự kiến nhà máy sẽ thu hút khoảng 10 nghìn lao động. Dự án là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất chip trên toàn cầu. Trong bối cảnh những lĩnh vực sản xuất truyền thống bị thu hẹp do thiếu đơn hàng, những dự án công nghệ cao như nhà máy của Amkor mang đến cơ hội lớn cho các địa phương.

Ông SH Kim - Tổng Giám đốc Amkor Việt Nam chia sẻ: “Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng trong thời kỳ đại dịch, những vấn đề địa chính trị căng thẳng, là những lý do chúng tôi đưa ra quyết định đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng hệ sinh thái các nhà cung cấp ở đây để giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong xuất khẩu chip bán dẫn”.

Trước Amkor, sự có mặt của nhiều nhà sản xuất lớn, trong đó có thể kể đến Samsung, đã có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2022, xuất khẩu của doanh nghiệp này tại Việt Nam đạt 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.

Không chỉ những nhà đầu tư mới có hàm lượng công nghệ cao, sự chuyển biến trong chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư hiện hữu cũng theo hướng rất tích cực.

“Hiện nay đang có làn sóng đầu tư rất mạnh mẽ trong lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ cao, quy mô lớn, xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ”, ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10, đóng góp xuất khẩu các doanh nghiệp FDI, không kể dầu thô, ước đạt 212,51 tỷ USD, giảm 8,1%, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tuy vẫn giảm, song mức xuất siêu ngày càng tăng. Đáng chú ý các lĩnh vực như: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện..., ngày càng chiếm tỷ lệ cao về giá trị trong giỏ hàng xuất khẩu của khu vực này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm (từ năm 2021-2023) có 31.570 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát của cơ quan thuế.

Bộ Tài chính đã có thông tin phản hồi về việc các sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người kinh doanh, ngày 1/6.

Cổ phiếu của Nvidia, nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo AI, đã tăng thêm 20% trong 5 ngày qua, chứng minh giá trị của công ty với Big Tech và Phố Wall.

Tỷ lệ lạm phát trung bình của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro tăng lên mức 2,6% trong tháng 5, theo ước tính của Cơ quan Thống kê châu Âu.

Dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản mới đây xác nhận, nước này đã lần đầu tiên tiến hành can thiệp củng cố đồng Yên kể từ tháng 10/2022, sau khi đồng nội tệ giảm xuống mức đáy trong 34 năm hồi tháng Tư.

Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến 3 phiên giảm điểm liên tục của VN-index. Tới 4 phiên khối ngoại bán ròng nghìn tỷ, đặc biệt phiên thứ 5 đột biến với trên 3.200 tỷ.