Đưa giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh vào trường học

Xác định công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chú trọng triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô”. Thông qua mỗi tiết học, các nhà trường đã cụ thể hóa, lồng ghép giáo dục nếp sống cho học sinh bằng nhiều hình thức. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh.

“Tôn trọng người lao động” là bài học về giáo dục nếp sống của các em học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Đại Đồng, huyện Thạch Thất. Câu chuyện tình huống vừa dứt, nhiều em học sinh đã xung phong phát biểu cách xử lý tình huống, có em mạnh dạn tự đưa ra tình huống của mình liên quan tới câu chuyện của cô kể, để cả lớp cùng xử lý. Bằng cách dẫn dắt của cô, giờ học về giáo dục nếp sống cho các em diễn ra sôi nổi và ý nghĩa.

Giờ học về giáo dục nếp sống cho các em diễn ra sôi nổi và ý nghĩa.

Còn tại Trường Tiểu học Cần Kiệm, nội dung dạy học bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô" được sắp xếp theo từng chủ đề, bằng nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Nếu như hôm nay là một câu chuyện thì giờ học sau có thể là một đoạn phim hay tình huống qua tranh ảnh. Mỗi tình huống đưa ra phải gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày để tạo hứng thú và sự tích cực chủ động học tập cho học sinh. Qua các bài học, giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, phân biệt được những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử.

Với việc đưa vào giảng dạy bộ tài liệu về đạo đức, nếp sống thanh lịch cho học sinh ở Hà Nội, nhiều giáo viên đã có những sáng tạo góp phần quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

Với việc đưa vào giảng dạy bộ tài liệu về đạo đức, nếp sống thanh lịch cho học sinh ở Hà Nội, nhiều giáo viên đã có những sáng tạo góp phần quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Đó là giáo dục tích hợp trong các môn học, kết hợp trong giáo dục đạo đức, hoạt động ngoài giờ…. Từ đó, học sinh ý thức được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội và tự hào với vai trò của công dân Thủ đô trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024 chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp, tuyệt đối an toàn, chính xác. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Chỉ thị 15 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Sự xuất hiện của hàng loạt sáng kiến, phát minh liên quan đến trí tuệ nhân tạo như Chat GPT, Open AI đã khiến làn sóng công nghệ trên toàn thế giới trở nên sôi động, dẫn dắt đời sống xã hội ở nhiều nước. Đặc biệt, ngành Giáo dục cũng đang đón đầu xu thế trí tuệ nhân tạo. Nhiều trường học đã ứng dụng giáo trình hiện đại để giúp học sinh làm quen với trí tuệ nhân tạo thông qua các môn học.

Lớp học đào tạo tư duy máy tính và trí tuệ nhân tạo tạo sinh 'Train the trainers 2024: AI Summer Camp' sẽ bắt đầu vào ngày 2/6 sắp tới.

Sáng ngày 15/5, Ban Chỉ đạo 89 quận Đống Đa đã tổ chức buổi tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong học đường, kết hợp tuyên truyền Luật Căn cước công dân năm 2023 tại trường THPT Kim Liên. Buổi tuyên truyền có sự tham gia của gần 2.000 học sinh.

172 học sinh Hà Nội và các tập thể có thành tích cao trong cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội năm học 2023-2024 đã được vinh danh tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi diễn ra sáng 15/5. Trong số này, hai học sinh của Hà Nội sẽ đại diện tài năng Tin học trẻ Việt Nam đi thi đấu tại vòng chung kết thế giới cuộc thi về Tin học văn phòng diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 7 tới.

Bộ Giáo dục Trung Quốc thông báo đang thực hiện chiến dịch nhằm giải quyết các vấn đề, trong đó có việc giao quá nhiều bài tập về nhà cho học sinh và bắt nạt học đường, như một phần trong nỗ lực nâng cao sức khỏe tinh thần cho học sinh.