Đường sắt Hà Nội đạt doanh thu gần 200 tỷ dịp Tết

Gần 200 tỷ đồng là doanh thu của Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội đạt được sau 1 tháng triển khai đợt vận tải Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù chỉ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đây là kết quả tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển của ngành đường sắt.

Trong đợt vận tải Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 kéo dài 1 tháng, từ 26/1 đến hết ngày 26/2, tức từ ngày 16 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Thìn, toàn ngành đường sắt phục vụ hơn 720 nghìn lượt khách với doanh thu đạt khoảng 436 tỷ đồng.

Trong đó, riêng Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội ghi nhận trên 394 nghìn lượt khách, tăng 12% so với năm 2023 và doanh thu đạt gần 198 tỷ đồng. Ông Trần Văn Nam, Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Nội cho biết, có được kết quả như đợt vận tải Tết, công ty đã chuẩn bị tương đối tốt. "Trước hết chúng tôi cải tạo chỉnh trạng lại các phương tiện vận tải như toa xe khách và những điều kiện để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách; thứ hai là ngay từ công tác bán vé và phục vụ công tác mua vé của hành khách thì chúng tôi cũng đã áp dụng nhiều giải pháp, các phần mềm công nghệ thông tin với mục tiêu hành khách dễ tiếp cận nhất và dễ dàng mua vé nhất để giải quyết những ý kiến của khách hàng cũng như công tác chăm sóc khách hàng", ông Trần Văn Nam thông tin.

Đường sắt Hà Nội đạt doanh thu gần 200 tỷ đợt vận tải Tết

Hiện nay, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đang khai thác các tuyến như Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai. Đợt vận tải Tết Nguyên đán vừa qua, các tuyến đều có sự tăng trưởng, đặc biệt, tăng mạnh ở các tuyến ngắn, chặng ngắn. Đơn cử như tuyến Hà Nội – Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày, đơn vị này đạt doanh thu 499 triệu đồng.

"Ví dụ như Hà Nội – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Diêu Trì và khu vực Nha Trang – Sài Gòn, đó là những chặng ngắn. Mặc dù trên tuyến thống nhất nhưng những chặng ngắn đó có nhu cầu hành khách đi lại nhiều hơn. Từ đó chúng tôi có biện pháp là cắt chặng hợp lý để phục vụ hành khách trong nhu cầu đi lại chặng ngắn và chặng vừa cao hơn nhu cầu đi suốt tuyến" Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Nội chia sẻ.

Trong dịp Tết, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đã chạy 322 chuyến tàu Thống Nhất, 224 chuyến tàu địa phương. Thời gian tới, trên đà phát triển thuận lợi trong công tác vận tải hành khách, đơn vị này cho biết, sẽ tiếp tục nâng cấp phương tiện toa xe theo hướng hiện đại và thân thiện, nâng cao trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ tiếp viên phục vụ trên tàu để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng  như phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự cố sạt lở hầm Chí Thạnh tại Km1168 + 700 (tỉnh Phú Yên) hiện vẫn chưa được khắc phục và chưa dự kiến được thời gian thông đường. Chính vì vậy, ngành Đường sắt đã tổ chức chuyển tải hành khách đi tàu bằng ô tô từ ga La Hai đến ga Tuy Hòa và ngược lại.

Mặc dù Bell 212 nhanh chóng trở thành 'ngựa thồ' trong ngành công nghiệp trực thăng với số lượng đơn đặt hàng lớn, nhưng theo dữ liệu thống kê của trang Aviation Safety, đã có 430 tai nạn liên quan đến dòng máy bay trực thăng này, trong đó hàng loạt vụ gây chết nhiều người.

Chiếc trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran bị rơi hôm 19/5 là dòng Bell 212 của Mỹ và được sản xuất từ... năm 1968.

Hãng Airbus vừa cho ra mắt mẫu máy bay lai trực thăng hoàn toàn mới được thiết kế để tăng tốc nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp, giảm 20% lượng khí thải ra môi trường.

Mi-4 – trực thăng vận tải được Liên Xô tài trợ đã tháp tùng Bác Hồ trong nhiều chuyến công tác từ những năm 1959 cho đến tận khi Bác ra đi. Đây cũng là một trong những chiếc máy bay thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay của Liên Xô thời bấy giờ.

Vận đen của Boeing có vẻ vẫn chưa kết thúc khi hãng lại gặp thêm một sự cố hàng không. Boeing liên tục gặp vấn đề với các dòng máy bay chứ không chỉ dừng lại ở dòng 737 MAX.