Gaza phải mất 70 năm để hồi phục như trước chiến tranh

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc, thiệt hại do xung đột đối với cơ sở hạ tầng quan trọng ở dải Gaza ước tính lên tới 18,5 tỷ USD, tương đương 97% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Bờ Tây và dải Gaza trong năm 2022.

Kể t khi cuộc xung đột giữa Israel-Hamas bắt đầu ở dải Gaza vào ngày 7/10/2023 đến đầu tháng 4 năm nay, các hoạt động quân sự của Israel đã làm hư hại hoặc phá hủy hơn 50% cơ sở hạ tầng ở Dải Gaza. Theo phân tích từ dữ liệu vệ tinh của Đại học Oregon, hơn 70% trong số đó tập trung ở các khu vực phía bắc dải Gaza. Các chiến dịch quân sự của Israel trong thời gian gần đây đang làm tăng đáng kể thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng kinh tế ở dải Gaza.

Chỉ hơn một tháng trước, ngày 29/2, Trung tâm Vệ tinh Liên hợp quốc UNOSAT chỉ ra rằng 35% cơ sở hạ tầng ở Dải Gaza, tức gần 89 ngàn công trình, đã bị hư hại hoặc phá hủy trong các chiến dịch quân sự. Trong số này, hơn 31 ngàn công trình bị phá hủy hoàn toàn,  gần 17 ngàn công trình bị hư hỏng nặng và gần 41 ngàn công trình trong trạng thái hư hại vừa phải. UNOSAT cho biết, so với số liệu thống kê thực hiện tháng 1, trong tháng 2 thêm gần 20.000 công trình kiến ​​trúc bị hư hại.

Các cuộc tấn công của Israel đã phá hủy vô số cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, cơ quan quốc tế, trường học, nhà thờ Hồi giáo và các di sản văn hóa ở Gaza. Hơn một triệu người Palestine đã mất nhà cửa trong cuộc xung đột và 75% dân số phải di dời.

Những tác động tích lũy mang tính thảm họa đối với sức khỏe thể chất và tinh thần gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến phụ nữ, trẻ em, người già và người khuyết tật. Trẻ nhỏ được cho là sẽ phải đối mặt với các vấn đề phát triển suốt đời.

Người dân Gaza còn bị hạn chế các quyền tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc men hoặc các phương pháp điều trị cho các bệnh truyền nhiễm. Khoảng 84% cơ sở y tế đã bị phá hủy, người dân tiếp tục phải sống trong tình trạng thiếu điện và nước.

Kể từ khi cuộc xung đột Israel- Hamas nổ ra ở dải Gaza vào ngày 7/10 năm ngoái, các hoạt động quân sự đã khiến gần 34 ngàn người Palestine thiệt mạng và gần 77 ngàn người khác bị thương. Theo một báo cáo do tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN) công bố mới đây, hơn 10.000 nạn nhân là phụ nữ và ước tính khoảng 6.000 người trong số họ là mẹ, cái chết của họ khiến khoảng 19.000 trẻ em tại Gaza mồ côi.

Các chuyên gia ước tính, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và khắc phục hậu quả có thể mất nhiều thập kỷ. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển ước tính nếu chiến tranh kết thúc ngay bây giờ, Gaza có thể phải mất tới 70 năm để khôi phục mức GDP năm 2022.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố New York, Mỹ, hiện là thành phố giàu nhất thế giới khi có khoảng 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú (tính bằng USD). Người dân thành phố này đang sở hữu số tài sản hơn 3.000 tỷ USD, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil, Italia hoặc Canada.

Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 2.000 tỷ yên (tương đương 12,9 tỷ USD) trong năm tài khóa 2024 để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và phương tiện di chuyển trong tương lai.

Trong 24 giờ qua, bằng cách sử dụng một chiến thuật lạ, Nga liên tục mở rộng vùng kiểm soát trên mặt trận Avdiivka.

Giới chức Brazil cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này.

Litva, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết sẵn sàng triển khai lính tới Ukraine để làm nhiệm vụ huấn luyện, bất chấp Nga phản đối ý tưởng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ ngừng cung cấp đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công thành phố Rafah ở Gaza. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Biden công khai cảnh báo Israel về việc ngừng cung cấp vũ khí và sử dụng ngôn từ quyết liệt nhất, cho thấy sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Mỹ và đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông.