Ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên ở Hà Nội

Hà Nội đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2023. Bệnh nhân là một bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ.

Hôm nay (9/10), theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, bé trai được chẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm nay của Thủ đô xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi từ ngày 19/9.

Đến ngày 25/9, cháu bé được chuyển đến điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi trung ương. Tại đây, bệnh nhi được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả dương tính với virus viêm não Nhật Bản. Đáng chú ý, trước đó bệnh nhi này đã tiêm 3 mũi cơ bản vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Như vậy, số ca mắc năm nay giảm 3 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022.

Bệnh viêm não có tỷ lệ tử vong và di chứng lên tới 25-35%. Ảnh minh họa

Viêm não Nhật Bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Đây là virus gây viêm não hàng đầu châu Á, trong đó có Việt Nam. Virus này có trong các loài gia súc (như lợn, ngựa và chim), gọi là những vật chủ trung gian. Muỗi đốt các loài động vật mang virus (vật chủ trung gian) sau đó đốt người, sẽ truyền virus viêm não Nhật Bản sang người.

Muỗi truyền viêm não Nhật Bản là muỗi Culex, loài muỗi có tập tính hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Loài muỗi này cư ngụ mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em 2 đến 8 tuổi, tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo các chuyên gia y tế, đáng chú ý là bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác, diễn biến của bệnh lại rất nhanh, thậm chí chỉ sau một ngày bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê. Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có các triệu chứng sốt, ngủ nhiều, đau đầu, nôn khan thì hãy nghĩ ngay đến viêm não và đưa trẻ đến khám. Trong trường hợp để trẻ xuất hiện các biểu hiện nặng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng và rất khó khăn trong quá trình điều trị.

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

- Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3: Sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

- Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

- Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em trên toàn quốc bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Bộ Y tế dự kiến, sẽ có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A đợt này.

Thuốc lá điện tử gây ra nguy cơ bệnh tật cao hơn, thậm chí là những tác hại sớm hơn so với thuốc lá truyền thống. Không ít trường hợp bệnh nhân chịu tổn thương não vĩnh viễn.

Với thông điệp "Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại", Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây vừa phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại xã Xuân Sơn.

Sau ba ngày đi theo ông Thích Minh Tuệ, người đàn ông 47 tuổi bị sốc nhiệt, được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu nhưng đã tử vong.

Nâng cấp cơ sở ở Quán Sứ, Bệnh viện K (Hà Nội) đã được hỗ trợ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị siêu hiện đại phục vụ người bệnh.

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, động viên người bệnh. Những công việc thầm lặng của các điều dưỡng đã cho những bệnh nhân nhiều hi vọng.