Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.

Trong tuần qua (từ ngày 22 đến 29/3), trên địa bàn thành phố có thêm 7 trường hợp mắc ho gà, rải rác tại 5 quận, huyện: Cầu Giấy, Đông Anh, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Phúc Thọ. Số ca mắc trong tuần qua giảm 1 trường hợp so với tuần trước đó.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện; trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.

Bệnh ho gà được gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella Pertussis.

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, đây là một loại trực khuẩn có hai đầu, không di động, tồn tại trong cơ thể người có sức đề kháng yếu. Vi khuẩn này thường phát triển tốt trong môi trường Bordet- Gengou có thạch máu cùng với những khuẩn lạc điển hình. Khi vi khuẩn đi ra môi trường chúng bị tác động bởi các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ bên ngoài và  thường chết sau một giờ.

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

Để phòng ngừa bệnh ho gà, trẻ nên được tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch.

Ho gà ở trẻ em là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thường diễn biến rất phức tạp và gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Điều đáng nói là bệnh có thể gây biến chứng viêm phế quản - phổi, viêm phổi… và là nguyên nhân của nhiều ca tử vong ở trẻ hằng năm.

Bệnh ho gà lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học… Tỷ lệ mắc bệnh trong số những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình (attack rates) từ 90-100%.

Để phòng ngừa bệnh ho gà, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cần thực hiện đúng và đầy đủ khuyến cáo về tiêm phòng vắc xin ho gà mũi 1 lúc trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2, 3, 4 lần lượt khi trẻ được 3 tháng, 4 tháng và 18 tháng tuổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).