Hà Nội xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai

Các quận, huyện cần phải huy động cả hệ thống chính trị, đảm bảo tốt tiến độ công tác giải phóng mặt bằng công trình trọng điểm. Đó là ý kiến chỉ đạo trong sáng 19/4, của Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021-2025, tại Hội nghị giao ban các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội với các Sở, nghành, địa phương.

Giai đoạn 2021-2025, thành phố triển khai 39 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 360.980 tỷ đồng thuộc 10 lĩnh vực. Trong đó, có 32 dự án sử dụng vốn ngân sách, 01 dự án đầu tư theo hình thức PPP, 06 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Giai đoạn 2021-2025, thành phố triển khai 39 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 360.980 tỷ đồng thuộc 10 lĩnh vực.

Kết quả giải ngân, giai đoạn 2021-2023 đạt 70,8% kế hoạch vốn giao và kế hoạch vốn năm 2024 đến ngày 15/4/2024 là hơn 1.968 tỷ đồng, đạt 11,9% kế hoạch năm.

Tại Hội nghị giao ban các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, các thành viên Ban Chỉ đạo đã rà soát đánh giá, tổng hợp khó khăn, vướng mắc theo từng dự án; phân tích nguyên nhân, tồn tại, hạn chế và kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy việc triển khai các công trình trọng điểm, nâng cao kết quả giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Tại Hội nghị giao ban các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, các thành viên Ban Chỉ đạo đã rà soát đánh giá, tổng hợp khó khăn, vướng mắc theo từng dự án.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải giải ngân trong các tháng còn lại năm 2024 và năm 2025 là: 39.986 tỷ đồng, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư chủ động, khẩn trương làm việc với các Sở, ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hoàn thiện hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền. Các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc giải phóng mặt bằng. Trường hợp không đảm bảo tiến độ phải chủ động báo cáo UBND thành phố từ sớm để có chỉ đạo và điều hành nguồn vốn phù hợp.

Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả giải ngân và khó khăn, vướng mắc của các đơn vị.

Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả giải ngân và khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, báo cáo UBND thành phố hàng tháng. Qua đó sẽ xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong việc triển khai các công trình trọng điểm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở GTVT TP. HCM vừa báo cáo UBND Thành phố về tổ chức xây dựng đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố theo hai giai đoạn.

Dự thảo Luật Đường bộ đang được xin ý kiến Quốc hội có nhiều điểm mới, trong đó có quy định doanh nghiệp vận tải phải tổ chức khám sức khỏe cho lái xe.

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TT-BGTVT do Bộ giao thông vận tải đề xuất bổ sung một số giấy tờ cần thiết khi lập hồ sơ phương tiện, kiểm định ô tô tại đơn vị đăng kiểm.

Nhiều năm qua, ba tòa nhà cao tầng tại khu tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai) bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng dù được xây dựng để phục vụ tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đơn vị đang được Bộ GTVT giao chủ trì soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô, trong đó có xe chở học sinh.

Bộ GTVT vừa ra văn bản yêu cầu các Cục Đường bộ Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam và sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học 2024.