Hai ông lớn ngành bia có kết quả kinh doanh trái ngược

Trong khi 'ông lớn' ngành bia Sabeco có nhiều tín hiệu khởi sắc nhờ lợi nhuận tăng trưởng trong quý I/2024 thì 'ông trùm' phía Bắc là Habeco lại ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB), doanh thu thuần của Sabeco đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 10% so với quý I/2023.

Tuy lợi nhuận sau thuế tăng ở mức nhẹ nhưng kết quả này chấm dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm của “ông lớn” ngành bia rượu.

Kết quả này chấm dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm của “ông lớn” ngành bia rượu.

Trong khi đó, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN) lại có kết quả không mấy khả quan.

Cụ thể, dù doanh thu thuần quý I của Habeco đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ nhưng sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco vẫn lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng.

Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.

Lý giải về tình trạng lợi nhuận âm, Habeco cho rằng mặt bằng lãi suất huy động giảm khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 16%, xuống còn gần 38 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư cho công tác thị trường cũ, "bạo chi" hơn cho việc quảng cáo để gia tăng nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm (từ năm 2021-2023) có 31.570 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát của cơ quan thuế.

Bộ Tài chính đã có thông tin phản hồi về việc các sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người kinh doanh, ngày 1/6.

Cổ phiếu của Nvidia, nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo AI, đã tăng thêm 20% trong 5 ngày qua, chứng minh giá trị của công ty với Big Tech và Phố Wall.

Tỷ lệ lạm phát trung bình của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro tăng lên mức 2,6% trong tháng 5, theo ước tính của Cơ quan Thống kê châu Âu.

Dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản mới đây xác nhận, nước này đã lần đầu tiên tiến hành can thiệp củng cố đồng Yên kể từ tháng 10/2022, sau khi đồng nội tệ giảm xuống mức đáy trong 34 năm hồi tháng Tư.

Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến 3 phiên giảm điểm liên tục của VN-index. Tới 4 phiên khối ngoại bán ròng nghìn tỷ, đặc biệt phiên thứ 5 đột biến với trên 3.200 tỷ.