Hạn chế dùng điện giờ cao điểm để tránh giá cao

EVN khuyến nghị doanh nghiệp dịch chuyển biểu đồ phụ tải điện. Điều này vừa giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tiền điện, vừa không làm quá tải điện vào giờ cao điểm.

Biểu giá bán lẻ điện cho ngành kinh doanh được tính theo điện ba giá: giá cho giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm.

Biểu giá bán lẻ điện trong kinh doanh được phân thành ba mức, theo các khung giờ. Cụ thể, cấp điện áp từ 6kV - 22kV:

- Giờ thấp điểm: 22:00 - 4:00. Đơn giá: 1.594đ/kWh.

- Giờ cao điểm: 9:30 - 11:30 và 17:00 - 20:00 từ thứ 2 đến thứ 7. Đơn giá:  4.532đ/kWh.

- Giờ bình thường: các khung giờ còn lại. Đơn giá: 2.708đ/kWh.

Như vậy, trong giờ cao điểm, giá điện cao gấp gần 3 lần so với khung giờ thấp điểm. Để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp chọn cách chuyển dịch phụ tải điện. Thay vì đồng loạt máy móc chạy trong khung giờ cao điểm, dây chuyền phụ trợ được ngắt hoạt động. Doanh nghiệp chủ động bố trí chạy máy vào ca 22h đến 4h sáng hôm sau.

Ví dụ tại một công ty in bao bì, chiếc máy in 8 màu tự động ngốn công suất nhất trong dây chuyền in được chuyển giờ hoạt động sang khung giờ thấp điểm. Nhờ đó, hóa đơn tiền điện mỗi tháng dự báo giảm 15%.

Để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp chọn cách chuyển dịch phụ tải điện.

3.500 khách hàng trên toàn thành phố đã ký thỏa thuận với EVN Hà Nội tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải. Công suất toàn thành phố dự kiến tiết giảm gần 230.000 kWh.

Theo dự báo, EVN có thể thiếu từ 1.200 - 2500 MW điện vào cao điểm mùa hè, từ cuối tháng 5 đến tháng 7. Hạn chế tiêu thụ điện, đặc biệt là điện sản xuất trong giờ cao điểm theo đúng Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, có thể giảm tình trạng thiếu điện. Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp tiết giảm tiền điện mỗi tháng.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024, nắng nóng sẽ đến sớm, dự báo gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Vì vậy, lượng điện sử dụng dự báo tăng đột biến, đặc biệt là điện sản xuất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xử lý vi phạm qua tin báo trên kênh Zalo đã giúp cho quy trình phát hiện, giải quyết và xử lý vi phạm của lực lượng CSGT ngày càng được rút ngắn, đồng thời thúc đẩy hiệu quả của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của lực lượng công an thành phố.

Trong công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT đã phát hiện một số trường hợp lái xe dịch vụ, xe công nghệ vi phạm nồng độ cồn nhưng chủ quan, cố tình vi phạm.

Nhiều tuyến đường khu trung tâm TP.HCM cấm xe lưu thông để phục vụ người dân vui chơi, xem pháo hoa trong buổi khai mạc Lễ hội sông nước vào tối nay, 31/5.

Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo UBND Thành phố phương án bổ sung nguồn lực và tiếp tục ủy quyền cho các địa phương, tiến tới toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã đều có thể tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong cấp, đổi giấy phép lái xe.

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tăng cường kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai và niêm yết giá vé của các hãng, cùng với đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về giá.

Trưa 31/5, đường sắt Bắc - Nam đoạn qua hầm đường sắt Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã được thông tuyến sau 10 ngày khắc phục sự cố sạt lở.