Hành trình với Nano (ngày 11/05/2023)

14 năm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe dựa trên công nghệ Nano, điều mà ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải tự hào không phải số lượng sản phẩm, mà là làm chủ được công nghệ hạt Nano để sản xuất nhiều sản phẩm tốt cho sức khỏe. Ông và cộng sự còn áp dụng công nghệ nano trong sản xuất các sản phẩm phòng chữa bệnh cho chăn nuôi và thuỷ hải sản. Bằng các nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực Nano, 10 sáng chế của ông Lưu Hải Minh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Là người thuộc thế hệ trẻ của làng nghề, anh Phùng Minh Hợp có điều kiện thuận lợi là được định hướng sẵn bằng nghề truyền thống của gia đình, dòng tộc. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực đối với những người trẻ như anh: lựa chọn con đường nào để có thể khẳng định mình, sáng tạo ra sao để có thể tiếp tục phát triển nghề lên những nấc thang mới. Khát vọng, suy nghĩ, trăn trở… và đầy ắp những thách thức phải đối diện khi không theo lối mòn xưa cũ.

Từng bị cụt vốn, phá sản vì miến, phải tìm đường ra nước ngoài xuất khẩu lao động suốt 18 năm, nhưng cũng chính sợi miến Làng So đã đưa anh Dương Đình Khôi trở về quê hương với quyết tâm khôi phục và phát triển nghề truyền thống của cha ông lên một tầm cao mới. Sau 6 năm bền bỉ gây dựng, anh là người đầu tiên của làng nghề đưa sản phẩm miến So 'xuất ngoại'.

CEO Nguyễn Thị Khuyên, Giám đốc Công ty TNHH Nasaki, đã tìm thấy con đường lập nghiệp ở quê hương Yên Bái, tạo nên những sản phẩm ngói màu không nung thân thiện với môi trường, có mặt tại nhiều dự án lớn trong cả nước. Người xưa có câu 'khô như ngói' - nhưng với nữ doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên - những sắc ngói màu trở nên mặn mà, ẩn chứa vẻ đẹp của ý chí vươn lên.

Hơn 50 lao động từ huyện vùng cao xa xôi Bắc Hà được tạo sinh kế mới khi trở thành công nhân của Công ty cổ phần gốm sứ Hoàng Sa Việt Nam. Câu chuyện đào tạo những người lao động vốn không có chút kiến thức nào về nghề, những khó khăn, những trải nghiệm… là hành trình thú vị của nghệ nhân, doanh nhân Phùng Văn Hoàn.

Với nỗ lực của các nhà đồng sáng lập và sự chung sức đồng lòng của tập thể cán bộ nhân viên, những giải thưởng như: Sao Khuê, sao Vàng Đất Việt, Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội tiêu biểu... là những phần thưởng đáng tự hào cho VietED. Không chỉ dừng ở đó, giấc mơ vươn ra biển lớn đang dần trong tầm tay khi VietED đã có cơ hội tham gia rất nhiều các Hội nghị, Diễn đàn tầm cỡ khu vực và thế giới. Không chỉ có vậy, có những Công ty tại thung lũng Silicon đã sử dụng sản phẩm của VietED trong đào tạo trực tuyến... Và giấc mơ mang trí tuệ Việt ra thế giới thật sự đã không còn xa.

Xuất thân từ nhà giáo, nhưng sau biến cố về sức khỏe, bà Phượng cảm nhận được hiệu quả của các cây dược liệu và đã quyết định gắn bó, bảo tồn, gìn giữ phát triển với các cây dược liệu Việt. Trải qua bao thăng trầm, bà Phượng và và Công ty VietRap đã thành công với việc bảo tồn nhân giống, trồng thương phẩm các cây dược liệu quý, đặc trưng của Việt Nam. Đồng thời, chế biến nâng cao giá trị cho cây dược liệu Việt, xuất khẩu ra Thế giới.