Israel - Hamas có vi phạm luật Quốc tế?

Liệu Hamas và Israel có vi phạm luật pháp quốc tế hay không? Thế giới có một bộ luật và nghị quyết được quốc tế công nhận, bao gồm cả Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định về xung đột vũ trang. Ngoài ra còn có Luật Nhân đạo quốc tế bao gồm Công ước Geneva, được soạn thảo sau Thế chiến thứ hai và được hầu hết mọi quốc gia đồng thuận.

Quân đội Israel đang tăng cường ném bom vào Gaza và không kích cả Bờ Tây bị chiếm đóng, để chuẩn bị sẵn sàng cho một giai đoạn chiến tranh mới chống lại Hamas. Một số chỉ huy của Hamas thiệt mạng, nhưng thiệt hại đối với dân thường thì vô cùng to lớn. Kể từ khi Hamas mở cuộc tấn công Israel vào ngày 7/10, đến nay con số thương vong của cả hai phía đã lên đến gần 19 nghìn người. Điều đáng nói là  các vụ không kích xảy ra tại nhiều khu nhà khác nhau, trong đó có những mục tiêu gần trường mẫu giáo, trường học, nhà thờ Hồi giáo và tòa nhà Liên Hợp Quốc.

Hơn 100 người Palestine thiệt mạng trong các cuộc không kích mới của Israel vào trại tị nạn al-Shati ở phía bắc Gaza cũng như ở các thành phố Rafah và Khan Younis phía nam.

Cơ quan Y tế Gaza cho biết, chỉ riêng đêm ngày 22/10, ít nhất 379 người ở Gaza thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel nhằm vào lãnh thổ do lực lượng Hamas kiểm soát. Đây có thể coi là "đêm đẫm máu nhất" ở Gaza kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát hôm 7/10. Theo giới chức Gaza, một trong những nơi bị tập kích nhiều nhất là trại tị nạn Jabalia, nơi được cho là hiện tập trung đông người nhất ở Gaza với hơn 120.000 người. Về phía Israel, Bộ Quốc phòng nước này cho biết, cuối ngày 22/10, họ đã tiến hành hàng chục cuộc không kích nhằm vào Hamas. Theo phóng viên của CNN, đây là đợt tập kích lớn nhất của Israel ở Gaza trong vòng hơn 2 tuần qua.

Cảnh quay từ máy bay không người lái cho thấy sự tàn phá ở khu phố Zahra City của Gaza, các tòa nhà bị san phẳng, một ngày sau khi các cuộc không kích của Israel tấn công khu dân cư.

Lực lượng phòng vệ Israel hôm Chủ nhật đã tiến hành một cuộc không kích vào nhà thờ Hồi giáo Al-Ansar trong trại tị nạn Jenin ở Bờ Tây do Israel chiếm đóng, nơi được cho là đang bị các nhóm chiến binh sử dụng để lên kế hoạch cho “một cuộc tấn công sắp tới”. Đây có thể là cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu đầu tiên vào Bờ Tây trong gần hai thập kỷ.

Máy bay chiến đấu của Israel cũng đã san bằng toàn bộ khu dân cư, bao gồm cả trường học và nhà thờ Hồi giáo. Israel khẳng định họ tấn công các mục tiêu của Hamas.

Cuộc xung đột Palestine-Israel đang diễn ra đã làm hơn 6.400 người của cả hai bên thiệt mạng. Theo dữ liệu của cơ quan y tế Palestine cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của 5000 người Palestine ở Gaza. Trong khi đó, truyền thông Israel dẫn nguồn Bộ Y tế Israel đưa tin ít nhất 1.400 người Israel thiệt mạng trong vòng xoáy xung đột hiện nay.

Hàng trăm người Gaza đã chờ đợi hàng giờ trước một tiệm bánh ở Khan Younis để mua ổ bánh mì. Ngày càng nhiều người Gaza nói rằng họ sắp hết lương thực, nước uống và các vật tư y tế thiết yếu trong khu vực mà Israel đang "bao vây toàn diện".

 Các lò bánh ở Gaza phải chuyển sang nướng bánh bằng củi do bị cắt điện và nguồn cung cấp thực phẩm cạn kiệt do các cuộc không kích trả đũa và sự phong tỏa của Israel.

Khi bị cắt điện và không có nhiên liệu để chạy máy phát điện, thợ làm bánh người Palestine, Mohammed Al-Ayal, làm việc cả ngày để cung cấp bánh mì cho cư dân Khan Younis.

Người dân ở quận Al-Zahra của Dải Gaza, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương nhất, đang sống trong điều kiện khắc nghiệt. Nguồn cung cấp trong khu vực bị tê liệt hoàn toàn, nên các nhu yếu phẩm hàng ngày như nước và thực phẩm thiếu hụt trầm trọng.

Israel đã yêu cầu cư dân phía Bắc Gaza sơ tán về phía Nam, trước một cuộc tấn công trên bộ có thể xảy ra. Tình hình nghiêm trọng đã khiến một lượng lớn cư dân phải sơ tán đến các khu vực phía Nam Dải Gaza. Nhưng khu vực phía Nam không thể lập tức đáp ứng được số lượng dân di cư lớn. Khu vực này từng có dân số khoảng 10.000 người nhưng hiện nay con số này đã tăng lên 25.000 đến 30.000.

Đại diện đặc biệt của UNICEF tại Palestine Lucia Elmi cho rằng một triệu trẻ em ở Dải Gaza đang cần được bảo vệ và viện trợ nhân đạo khẩn cấp

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế có trụ sở tại Geneva cho biết việc yêu cầu hàng trăm nghìn người rời bỏ nhà cửa, “cùng với việc bao vây hoàn toàn và từ chối cung cấp thực phẩm, nước và điện cho họ, là không phù hợp với luật nhân đạo quốc tế”.

Quân đội Israel cho biết họ tuân thủ luật pháp quốc tế và chỉ tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp nhằm tiêu diệt tận gốc các chiến binh xen kẽ trong dân thường.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã cáo buộc Israel sử dụng đạn dược có chứa phốt pho trắng. Chất gây cháy này không bị cấm nhưng việc sử dụng nó ở những khu vực đông dân cư đã bị lên án mạnh mẽ. Lực lượng Phòng vệ Israel phủ nhận việc sử dụng phốt pho trắng làm vũ khí ở Gaza.

Ngay cả Liên minh châu Âu (EU) cũng đã lên án hành động phong toả toàn bộ dải Gaza của Israel, khi các nguồn cung điện, lương thực và nhiên liệu vào khu vực này đều bị cắt, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Người đứng đầu chính sách ngoại giao của khối Josep Borrel khẳng định việc Israel đưa quân vào Dải Gaza là vi phạm luật lệ quốc tế.

Ủy ban Điều tra Liên Hợp Quốc cho biết họ đang “thu thập và lưu giữ bằng chứng về tội ác chiến tranh của tất cả các bên” trong cuộc xung đột hiện nay. Bằng chứng đó có thể được bổ sung vào cuộc điều tra đang diễn ra của Tòa án Hình sự Quốc tế về tình hình ở vùng lãnh thổ Palestine.

Tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình Cairo do Ai Cập đăng cai tổ chức ngày 20-10 nhằm thảo luận cách thức giảm leo thang xung đột giữa phong trào Hamas và Israel cũng như ngăn chặn nguy cơ xung đột lan rộng ra toàn khu vực, sự khác biệt về quan điểm giữa các phái đoàn Arab và phái đoàn châu Âu đã cản trở quá trình ra tuyên bố chung của hội nghị.

Cuộc chiếm đóng kéo dài nhất trong lịch sử, liên quan đến người Israel và người Arab, đặc biệt là người Palestine, đầy rẫy những xung đột và đối đầu bạo lực.  Việc hoàn toàn không có tiến trình hòa bình càng làm trầm trọng thêm cảm giác thất vọng cho người Palestine. Hiện tại, môi trường chính trị tổng thể không tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập hòa bình mang tính xây dựng thông qua ngoại giao, nhưng tình hình thảm khốc và nguy hiểm đang diễn ra buộc phải đưa chính sách ngoại giao đa phương nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn. Đồng thời, phải thực hiện khẩn cấp con đường nhân đạo, đảm bảo y tế và các dịch vụ cơ bản khác cho người dân ở Gaza. Và “giải pháp 2 Nhà nước là con đường duy nhất cho nền hoà bình giữa Israel và Palestine”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc Thủ tướng Anh Rishi Sunak quyết định tổ chức tổng tuyển cử sớm đã khiến cả xứ sở sương mù bất ngờ, bởi các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Đảng Bảo thủ cầm quyền nhiều khả năng chịu thất bại nặng nề trước Công đảng đối lập.

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.