Khan nước sạch cục bộ tiếp tục tái diễn

Hơn một tuần qua, câu chuyện về người dân khu đô thị Thanh Hà thiếu nước sạch khiến cho bất cứ dân cư khu vực nào, đặc biệt là nội thành Hà Nội, cũng phải giật mình. Hoá ra, Hà Nội không nhiều nước sạch như chính quyền Thủ đô cam kết.

Khu đô thị Thanh Hà lấy nguồn từ Công ty nước sạch Hà Đông và từ trạm khai thác nước ngầm.  Thiếu nước, thành phố chỉ đạo Công ty nước mặt sông Đuống chi viện, nhưng việc chi viện hạn chế bởi đường ống không thể chịu áp lực lớn hơn. Như vậy, bản chất câu chuyện là Hà Nội đang thiếu nước sạch.

Từ ngày 13/10 đến nay, sau khi trạm cấp nước Thanh Hà ngừng hoạt động, Sở xây dựng điều tiết nguồn nước thay thế từ Nhà máy nước mặt sông Đuống cấp qua hệ thống đường ống truyền dẫn của Công ty nước sạch Hà Đông. Tuy nhiên, lượng nước cấp cho khu đô thị không đủ, phải thực hiện cấp nước luân phiên 2 tiếng/tòa nhà. 

Ông Dương Đình Trình – PGĐ Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hà, cho biết: "Công ty đang làm thủ tục với tỉnh Hòa Bình để điều chỉnh chỗ lấy nước mới. Hệ thống đường ống dài hơn 40 km cũng đã hoàn thành".

Theo qui hoạch, khu đô thị Thanh Hà có một trạm cấp nước cục bộ công suất 10.000m3/ngày đêm để cấp cho chính cư dân khu đô thị. Trạm này đã được đầu tư theo công nghệ cũ nên chất lượng không đảm bảo, phải tạm dừng. 

Còn giải pháp lấy nước từ Nhà máy sông Đuống để chi viện chỉ là tạm thời. Nhà máy nước mặt sông Đuống đã nâng công suất cấp nước cho Hà Đông từ 26 nghìn đến 27 nghìn m3/ngày đêm, tăng 2 nghìn m3/ngày đêm so với bình thường. Mức cấp nước này là tới hạn vì đướng ống không thể chịu áp lực lớn hơn 

Các khu vực khan hiếm nước sạch hiện nay tập trung ở phía Tây và Tây Nam thành phố bao gồm quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân. Đây là địa bàn thuộc phạm vi cấp nước của Nhà máy nước sông Đà. Tuy nhiên, giai đoạn 1 của nhà máy đã phát huy hết công suất, khoảng 300.000m3/ngày đêm, trong khi giai đoạn 2 nâng công suất lên gấp đôi đang gặp vướng mắc do phải thay đổi thiết kế. 

Dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000 m3/ngày đêm trên địa bàn huyện Đan Phượng được phê duyệt từ năm 2016. Theo kế hoạch, khi hoàn thành vào năm 2018, sẽ cấp nước cho quận Bắc Từ Liêm và các huyện dọc trục Quốc lộ 32 như Hoài Đức, Đan Phượng và Phúc Thọ, nhưng đến nay vẫn thi công ì ạch và dở dang, chưa biết bao giờ hoàn thành. 

Thế nhưng, theo báo cáo của thành phố, Hà Nội lúc cao điểm cần khoảng 1,3 triệu m3/ngày đêm, trong khi tổng công suất nguồn hiện này là hơn 1,5 triệu

"Với tổng công suất thì đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng ra đến hệ thống mạng lưới cấp nước thì lại chưa đảm bảo cấp nước cho 100% toàn địa bàn", ông Lê Văn Du – Phó trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật – Sở xây dựng Hà Nội, cho biết.

Với thực trạng bất cập trong qui hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành mạng lưới cấp nước Thủ đô như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sạch cục bộ ở nhiều khu vực còn tái diễn. Và nguy cơ mùa hè tới, Hà Nội sẽ thiếu hụt khoảng 50.000m3/ngày đêm cấp cho khu vực Tây và Tây Nam thành phố./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bắt đầu từ ngày 1/6, 5 quận nội thành của Hà Nội sẽ lần lượt tổ chức thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất những ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngoại thành Hà Nội đang trở thành lựa chọn vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng với nhiều sản phẩm du lịch được nâng cấp, làm mới cho du khách vào mùa hè năm nay. Du khách có thể tham gia nhiều trải nghiệm khác nhau như leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Vỉa hè phố Phúc La, quận Hà Đông vốn rộng, thoáng nhưng đang trở thành nơi đổ trộm, tập kết rác thải.

Trước ngày 20/6 tới đây, việc tổ chức tổng rà soát, kiểm tra 100% cơ sở nhà trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ phải hoàn thành.

Đường Đào Duy Tùng từng là nỗi lo ngại với người dân hai xã Cổ Loa và Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Sau một năm thi công, trục đường liên xã đã mang một diện mạo hoàn toàn mới.