Khu CNC Hoà Lạc vướng mặt bằng hơn 160 ha

Chiều 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với sự tham dự của đại diện các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Đây là sự kiện tiếp theo trong chuỗi 06 Hội nghị chuyên đề đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Hà Nội

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.

Tính đến thời điểm hiện tại, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 109 dự án đầu tư, bao gồm 95 dự án trong nước và 14 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 115.500 tỷ đồng, đang góp phần tạo việc làm cho khoảng 14.500 người lao động có tay nghề, doanh thu năm 2023 đạt khoảng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn trên 160 ha chưa được giải phóng mặt bằng.

Khu CNC Hoà Lạc.

Tại hội nghị, hơn 30 nhà đầu tư đã có ý kiến tập trung vào 3 vấn đề liên quan đến mặt bằng, hạ tầng và chính sách, đặc biệt là vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên 160 ha còn lại tại 2 huyện Quốc Oai và Thạch Thất.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển khu CNC Hoà Lạc FPT cho biết: "Đại học FPT chúng tôi còn 7,6 ha nữa chưa giải phóng mặt bằng xong, nên chúng tôi rất mong Ban Quản lý và UBND thành phố quan tâm để giải quyết".

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 109 dự án đầu tư, bao gồm 95 dự án trong nước và 14 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 115.500 tỷ đồng

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định chính quyền thành phố cam kết sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô nói chung và các tổ chức, doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nói riêng. Trước mắt là tập trung cải cách hành chính, trực tiếp là cải cách thủ tục đầu tư; hướng tới xây dựng hệ giá trị cốt lõi theo phương châm "Chính quyền phục vụ - Doanh nghiệp cống hiến - Xã hội niềm tin - Người dân hạnh phúc".

Hơn 30 nhà đầu tư đã có 17 ý kiến tập trung vào 3 vấn đề.

Việc tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, hoạt động trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của thành phố Hà Nội trong đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển chung của Thủ đô Hà Nội và cả nước, tạo đột phá để trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị.

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 1998 và chính thức chuyển giao quyền quản lý từ Bộ Khoa học và Công nghệ về UBND thành phố Hà Nội vào tháng 11 năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.