Kinh nghiệm triển khai công trình trọng điểm của hai thành phố

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh chóng, đều có những thành tựu, và cũng đứng trước nhiều cơ hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Cả hai địa phương đều có những ưu điểm và tiềm năng riêng. Việc học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc triển khai các công trình trọng điểm giữa hai thành phố tạo ra những giải pháp tốt hơn để giải quyết các vấn đề và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tại Hà Nội, thời gian gần đây, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thủ đô đã và đang thực hiện những công trình thế kỷ, kết nối trung tâm với các vùng kinh tế, mở rộng thủ đô theo các hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Có thể kể đến như:

Hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 bằng việc chính thức thông xe Dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh và chào mừng 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là dự án giao thông trọng điểm nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Khánh thành cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2

Đúng dịp kỉ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, Hà Nội khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình. Đây là dự án nhằm phát triển mở rộng Thủ đô, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía tây và kết nối với tuyến đường Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý nhất, siêu dự án đường Vành đai 4 vừa chính thức được khởi công ngày 25/6/2023, với mục tiêu mở rộng không gian phát triển, phân bổ áp lực đô thị cho Hà Nội, góp phần hình thành nên chuỗi đô thị mới rất tiềm năng.

Mạng lưới đường Vành đai 4, vùng Thủ đô

Tương tự, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc triển khai các công trình trọng điểm. Một trong những thành công đáng chú ý là việc xây dựng các công trình giao thông kết nối vùng đô thị, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trong thành phố.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM vừa được khởi công hồi giữa tháng 6, dự kiến hoàn thành và thông xe vào năm 2025, đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là dự án mà hàng triệu người dân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mong mỏi sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Khởi công dự án đường vành đai 3 – thành phố Hồ Chí Minh

Dự án Đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên, hay còn gọi là tuyến metro số 1, đã hoàn thành hầu hết các hạng mục, dự kiến sẽ đi vào vận hành vào giữa năm 2024. Dự án có chiều dài 19,7 km đi qua quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức (TP.HCM) và TP Dĩ An (Bình Dương). Tuyến có 11 ga trên cao, ba ga ngầm và một depot.

1 đoạn dự án Metro số 1 – thành phố Hồ Chí Minh

Trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm, cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Trên cơ sở những thành tựu và bài học kinh nghiệm này, hai thành phố sẽ có những trao đổi, học tập lẫn nhau để tiếp tục cùng nâng cao cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển, mang lại lợi ích cho nhân dân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả đất nước.

(VP thường trú đài Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bắt đầu từ ngày 1/6, 5 quận nội thành của Hà Nội sẽ lần lượt tổ chức thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất những ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngoại thành Hà Nội đang trở thành lựa chọn vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng với nhiều sản phẩm du lịch được nâng cấp, làm mới cho du khách vào mùa hè năm nay. Du khách có thể tham gia nhiều trải nghiệm khác nhau như leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Vỉa hè phố Phúc La, quận Hà Đông vốn rộng, thoáng nhưng đang trở thành nơi đổ trộm, tập kết rác thải.

Trước ngày 20/6 tới đây, việc tổ chức tổng rà soát, kiểm tra 100% cơ sở nhà trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ phải hoàn thành.

Đường Đào Duy Tùng từng là nỗi lo ngại với người dân hai xã Cổ Loa và Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Sau một năm thi công, trục đường liên xã đã mang một diện mạo hoàn toàn mới.