Kinh tế Nga tăng mạnh hơn nhiều nền kinh tế hàng đầu

Kinh tế Nga vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những khó khăn, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững.

Theo số liệu thống kê chính thức vừa được công bố, nền kinh tế Nga đạt tốc độ tăng trưởng 5,4% trong quý đầu tiên của năm 2024. Nga chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu bán lẻ tăng 10,5%, sản xuất tăng gần 9% và xây dựng 3,5% trong ba tháng đầu năm 2024.

Dữ liệu từ cơ quan thống kê Rosstat cho thấy mức tăng trưởng của nền kinh tế Nga quý I/2024 tiếp tục tăng so với mức 4,9% trong quý cuối cùng của năm 2023.

Nền kinh tế Nga đạt tốc độ tăng trưởng 5,4% trong quý đầu tiên của năm 2024.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng từng dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả nền kinh tế tiên tiến trong năm 2024. GDP của Nga được dự đoán sẽ tăng 3,2%, vượt tốc độ tăng trưởng dự kiến của Mỹ, Anh, Đức và Pháp.

Lạm phát ở Nga đã tăng lên 7,8% trong tháng 4/2024.

Dù bảo đảm tăng trưởng kinh tế, nhưng chi tiêu quân sự ngày càng tăng của Nga cũng gây ra một số khó khăn. Lạm phát ở Nga đã tăng lên 7,8% trong tháng 4/2024, mức vượt kỳ vọng của các nhà phân tích và cao gần gấp đôi mục tiêu chính thức là 4%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số chỉ đứng trên ngưỡng điểm trong hai phiên trước khi quay đầu giảm sâu vào phiên cuối rơi xuống dưới mức 1.280 điểm. Nguyên nhân do khối ngoại vẫn duy trì xu hướng bán ròng mạnh, giá trị lên tới hàng nghìn tỷ mỗi phiên.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết năm 2023, tỷ lệ thu - chi ngân sách Nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 99,9% tổng thu - chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước.

Các doanh nghiệp trong ngành nhận định sang đến quý III, các vấn đề tồn kho và khó khăn về vận tải giảm bớt, nhu cầu mua hàng phục hồi và giá sẽ tăng lại.

Vàng miếng SJC tại 4 ngân hàng bán vàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước dao động quanh mốc 76,98 triệu đồng/lượng. Nhưng nhiều ngân hàng khác bán giá cao hơn từ 1-3 triệu đồng/lượng.

WB cho rằng hiện tại, kinh tế toàn cầu đối mặt với 3 rủi ro lớn là lãi suất cao, xung đột quân sự và biến động chính trị.

Đó là một trong những giải pháp được đề xuất tại Hội thảo "Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống - Thực trạng và giải pháp".