Kinh tế tuần hoàn, xu hướng tất yếu của doanh nghiệp

Tái chế rác thải là một trong những trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Việt Nam đang là một trong các quốc gia Đông Nam Á đầu tiên thực hiện công cụ này. EPR sẽ là động lực để Việt Nam phát triển nền kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, việc tái chế rác thải phải bắt nguồn từ ý thức của doanh nghiệp.

Công ty JUNK&Co Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động thu gom rác thải tái chế tại Việt Nam hơn 4 năm nay, theo ước tính, mỗi năm  Công ty đã thu gom và tái chế khoảng 12.000 tấn giấy thải loại, thu về hơn 3,5 tỷ.

Ông Takatoshi, Giám đốc Điều hành JUNK&Co Việt Nam cho biết, hiện nay, 70% lượng rác thải của các doanh nghiệp Việt vẫn xử lý bằng cách chôn lấp và không có sự phân loại, do đó thị trường Việt Nam là cơ hội rất tiềm năng với những doanh nghiệp như JUNK&Co Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp Việt cũng đã bắt đầu ý thức và lên kế hoạch cho các hoạt động phân loại và xử lý tái chế rác thải sản xuất.

Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế tuần hoàn cũng như chuyển đổi xanh đã được Vương quốc Na Uy  đánh giá cao. Hiện nay, Na Uy đã hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trong việc xây dựng các chính sách về hoạt động kinh doanh này.

Bà Mette Moglestue, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho biết, Na Uy ưu tiên rất cao việc quản lý hiệu quả các chất thải và đặc biệt là thúc đẩy tái chế. Na Uy cũng rất chú trọng đến việc thúc đẩy thực thi các EPR vì đây là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo việc quản lý hiệu quả chất thải. Theo bà, Na Uy sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình với Việt Nam trong việc xây dựng chính sách cũng như thực thi các chính sách về EPR.

Theo các chuyên gia EPR được coi là một công cụ quan trọng trong quản lý chất thải rắn.

EPR khuyến khích việc quản lý vật liệu theo phương thức tuần hoàn, trong đó các sản phẩm, bao bì thải bỏ được thu hồi, tái chế, tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới thay vì được đưa đến các bãi chôn lấp. Theo các chuyên gia EPR được coi là một công cụ quan trọng trong quản lý chất thải rắn, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm này, sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Theo ông Hoàng Thành Vĩnh, Chương trình phụ trách chất thải và kinh tế tuần hoàn, UNDP Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam không nên coi EPR là một gánh nặng về kinh tế, mà đây là một cách thức để tối ưu kinh tế trong tái chế, đồng thời, góp phần giảm thiểu chất thải ra môi trường, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người sử dụng và doanh nghiệp trong việc ứng xử với môi trường.

EPR được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới để kiểm soát chất thải thải ra môi trường, nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng công cụ này. Đây cũng là một thách thức bởi các quy định, quy trình mới luôn cần thời gian để triển khai và thực thi một cách thông suốt và hiệu quả, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất sẽ chính thức có hiệu lực (1/1/2024). Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có 2 trách nhiệm: trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải.

EPR là một công cụ chính sách phổ biến trên thế giới đồng thời là công cụ rất hiệu quả trong quản lý chất thải. Hiện nay có khoảng hơn 400 hệ thống EPR khác nhau trên toàn cầu mà các quốc gia đang áp dụng. EPR và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có EPR, và EPR là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố dự báo cho rằng Ấn Độ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế.

Theo nguồn tin am hiểu lĩnh vực công nghệ, Apple đã đạt được thỏa thuận với OpenAI để sử dụng công nghệ của công ty khởi nghiệp này trên iPhone. Đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đưa các tính năng trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của Apple.

Báo cáo doanh thu quý I/2024 tăng 16,2%, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) tiếp tục ghi nhận doanh thu tăng 17% trong tháng 4/2024.

Nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế Việt Nam ước khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/GDP tại Việt Nam rất thấp, chưa đầy 0,4%. Vì vậy, kết hợp vay vốn và cho thuê tài chính, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn và các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh với lãi suất tốt hơn.

Hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản cho biết lợi nhuận ròng của hãng trong tài khóa 2023-2024 tăng gần gấp đôi so với tài khóa trước đó, song dự báo sẽ giảm khoảng 10% trong tài khóa hiện tại.

VinFast Auto vừa công bố sẽ gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024, khẳng định quyết tâm chinh phục thị trường Đông Nam Á và nỗ lực thúc đẩy giao thông điện hóa trên toàn cầu.