Lao động làng nghề tất bật vào vụ Tết

Với nhiều làng nghề, thời điểm cuối năm là khung thời gian sản xuất tất bật nhất. Cũng vì thế, với các hộ sản xuất và người lao động, thu nhập thường tăng cao hơn hẳn. Tần suất công việc cao, ngày công lớn, chính điều này đã cuốn các hộ gia đình, người lao động tập trung hơn cho sản xuất. Qua đó, sẵn sàng cho một cái Tết đầy đủ và ấm áp hơn.

Với người làng nghề Sơn Đồng, tháng Chạp là tháng bận rộn nhất. Anh Nguyễn Đức Thuyết có tới 20 năm làm nghề truyền thống của địa phương. Dịp cận Tết năm nay, khối lượng công việc của anh lại tăng gần gấp hai lần những tháng thông thường. Tuy nhiên, đổi lại là mức thu nhập xứng đáng để anh chuẩn bị sắm sửa cho Tết đến, xuân về.

 Khối lượng công việc của những ngày này tăng gần gấp 2 lần những tháng thông thường

Anh Nguyễn Đức Thuyết, Sơn Đồng, Hoài Đức cho biết: "Tháng Tết tăng ca nhiều hơn, không có ngày nghỉ. Bù lại thì thu nhập tăng gấp đôi để mình mua sắm, chuẩn bị đẩy đủ hơn mọi năm".

Với những nghề đặc thù để cung ứng hàng Tết như nghề làm miến của ông Đỗ Xuân Tân, vụ cuối năm là thời gian sản xuất chính. Do vậy, nó mang lại nguồn thu lớn. Để đảm bảo các đơn hàng, gia tăng thu nhập, gia đình đã huy động thêm nhiều lao động làm thuê. Cứ đến tháng Chạp, không khí sản xuất lại bận rộn hơn bao giờ hết.

Nghề làm miến vào vụ cuối năm là thời gian sản xuất chính để tăng thêm thu nhập cho các gia đình

Ông Đỗ Xuân Tân, chủ cơ sở sản xuất Miến Minh Tú, Xuân Khai, Hoài Đức chia sẻ: "Nghề làm miến này, thu nhập trong 3 tháng cuối năm bằng cả năm làm. Đặc biệt, tháng Chạp là tháng cao điểm nhất. Do vậy, gia đình luôn tập trung cho sản xuất, đảm bảo các đơn hàng và thu nhập cho gia đình".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.