Loa truyền thanh, 'người bạn' thân thiết của người dân ngoại thành

Loa truyền thanh đã tồn tại suốt nhiều thập kỉ và gắn liền trong kí ức tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người dân Hà thành. Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nhiều nơi phố thị đã vắng tiếng loa truyền thanh, tuy nhiên, ở các vùng nông thôn ngoại thành, chiếc loa truyền thanh vẫn là “người bạn” không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

Theo Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025: 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư; 100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của UBND cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân; 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.

Đối với cấp huyện, đến năm 2023, 100% trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện cơ bản có đủ trang thiết bị và nhân lực thực hiện hoạt động thông tin cơ sở và truyền thông cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ.

Đến năm 2025, 100% quận, huyện, thị xã có bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn thành phố.

Cấp thành phố, đến năm 2023, có Hệ thống thông tin nguồn thành phố để quản lý tập trung và cung cấp thông tin thiết yếu cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn, bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin nguồn trung ương do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập. Đến năm 2025, 100% sở, ngành thuộc thành phố và cấp huyện cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin nguồn thành phố.

Về chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở, đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM chuyển đổi sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Đến năm 2025, sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói.

Bên cạnh đó, thành phố còn đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của phố thị.

Chụp ảnh chân dung trên phố cổ không chỉ là sở thích được đắm mình trong sự sáng tạo và khám phá nghệ thuật nhiếp ảnh, mà còn là cơ hội để những người trẻ có thêm trải nghiệm quý giá về môi trường sống, về văn hóa Hà Nội.

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.