Meta phản ứng như thế nào trước quy định mới của EU?

Tháng 9 vừa qua, EU công bố danh sách các doanh nghiệp bị áp đặt quy chế đặc biệt căn cứ theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2024. Trước những quy định mới, Meta đã có một số phản hồi nhất định.

Tháng 9 vừa qua, EU công bố danh sách các doanh nghiệp bị áp đặt quy chế đặc biệt căn cứ theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2024. Các dịch vụ như Facebook, Instagram, Marketplace và WhatsApp của Meta bị xác định là "người gác cổng – gatekeeper”. Theo DMA, đạo luật được xây dựng để tạo sân chơi bình đẳng giữa nhóm “Big Tech” và các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Trước đó, DMA yêu cầu Microsoft, Apple, Alphabet, Amazon, Meta và ByteDance cho phép các ứng dụng hoặc cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba trên nền tảng của họ và giúp người dùng chuyển từ ứng dụng mặc định sang ứng dụng của đối thủ dễ dàng hơn.

EU công bố danh sách các doanh nghiệp bị áp đặt quy chế đặc biệt căn cứ theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) trong tháng 9 vừa qua

Theo đó, Công ty Meta đã kháng cáo về vấn đề hai dịch vụ của mình - Messenger và Marketplace, bị đưa vào danh sách theo dõi hay "người gác cổng – gatekeeper” ở châu Âu. Đây được xem là động thái đầu tiên của công ty công nghệ thuộc nhóm “Big Tech” trước các quy tắc mới của Liên minh Châu Âu (EU), trong đó đặt ra quy định về điều nên làm và không nên làm đối với các dịch vụ trực tuyến.

Người phát ngôn của Meta cho biết: “Khiếu nại này nhằm làm rõ các điểm cụ thể liên quan đến việc đưa Messenger và Marketplace vào danh sách theo dõi. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không đưa ra khiếu nại cho các dịch vụ khác như Facebook, Instagram và WhatsApp.”

Theo Meta, Marketplace là dịch vụ được xây dựng để kết nối người tiêu dùng với người tiêu dùng, nên nó không thể nằm trong định nghĩa về dịch vụ trung gian trực tuyến, trong khi Messenger chỉ đơn giản là một ứng dụng có chức năng trò chuyện.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU cũng đang điều tra xem liệu Bing của Microsoft và iMessage của Apple có tuân thủ quy định mới hay không.

Một số phương tiện truyền thông cho biết Microsoft và Google sẽ không phản đối việc chỉ định bị đưa vào danh sách theo dõi, trong khi TikTok có thể sẽ đưa ra kháng cáo./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 được vận hành trên nền tảng của năm 2023 nên vẫn gặp khó khăn. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó, phải kể đến tốc độ của đầu tư tư nhân trong quý I năm nay chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nền kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm nay từ 6 đến 6,5%.

Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong đó nêu 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023.

Trung Quốc vừa công bố nỗ lực mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của nước này để cứu thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng...

Theo báo cáo thường niên của nền tảng dữ liệu blockchain Mỹ Chainalysis, năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đứng đầu thế giới về việc áp dụng tiền điện tử (crypto adoption). Không những thế, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ sở hữu tiền điện tử cao thứ 2 thế giới với 21,2% dân số (chỉ sau Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 30,4%)

Tháng 4/2024 ghi nhận nhóm ngân hàng phát hành 7.800 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ, chiếm hơn 71% tổng giá trị phát hành trong bốn tháng đầu năm.

Liên quan tới giá vàng, Văn phòng Chính phủ vừa phát đi văn bản số 231 thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.