Miễn giảm học phí, chính sách nhân văn cần lan toả

“Tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục”, để “không ai bị bỏ lại phía sau” như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đó là mục tiêu chúng ta đang hướng tới . Song, chính sách miễn, giảm học phí rất cần được sớm nhân rộng hơn nữa, bởi hiện năm học này mới chỉ có 5 địa phương triển khai miễn, giảm học phí.

Hải Phòng là địa phương đầu tiên miễn 100% học phí, thực hiện từ năm học 2020 - 2021 đối với học sinh mầm non và THCS, từ năm học 2021 - 2022 đối với học sinh THPT. Nhờ chính sách nhân văn này, không chỉ người dân được hưởng lợi mà còn đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

400 tỷ đồng mỗi năm để cấp bù học phí không phải là con số nhỏ, song nhận thấy sự tác động của việc miễn học phí nên Hải Phòng đã nỗ lực để duy trì chủ trương này. Cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục của các trường cũng được nâng cao.

Cô giáo Nguyễn Thu Anh – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, Hải Phòng, cho biết: "Tất cả phụ huynh và học sinh đều vui,. Tôi thấy cơ hội đến với các con nhiều hơn, các con yên tâm phát huy hết sở trường của mình đóng góp cho thành tích của trường, Đặc biệt, sự quan tâm này đã giúp tăng thêm số học sinh giỏi, cùng như góp phần thiết thực nâng cao tỷ lệ học sing đỗ trung học phổ thông. Khi các con thấy mình được quan tâm, các con cũng ý thức được cần cống hiến cho địa phương và thành phố, nên các con rất tích cực học tập và rèn luyện. ".

Hiện, ngoài Hải Phòng cũng có thêm 4 địa phương khác thực hiện miễn giảm học phí trong năm học này là Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Bình và Hà Nam. Như vậy, so với tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước, quả thực đây là con số rất khiến tốn, bởi chỉ chiếm khoảng 8%. Trong khi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà nước đã chi 20% ngân sách thường xuyên cho giáo dục đào tạo thì cũng đặt ra trách nhiệm cho các địa phương cùng chung tay. Miễn học phí không chỉ là vấn đề kinh phí mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội, sự quan tâm, động viên, khích lệ với thế hệ trẻ. Chắc chắn khoản chi này tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách của các địa phương, nhưng so với những tác động tích cực mà nó mang lại thì cũng cần được nghiên cứu và sớm triển khai.

Ông Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, chia sẻ: "Miễn giảm ảnh hưởng tích cực, tác động nhiều hay ít tùy đối tượng. Nhưng, quan trọng là tác động tâm lý khuyến khích để mọi người thấy Đảng, Nhà nước quan tâm thì mình phải học như thế nào, gia đình quan tâm ra sao. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu đồng bộ, để  không gây tác động tới các lĩnh vực khác.".

Không chỉ học phí, mà thậm chí việc trợ giá sách giáo khoa cũng cần phải được các địa phương đặt ra. Trong điều kiện chưa triển khai được trên diện rộng, thì có thể hỗ trợ theo mức độ đối tượng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, nêu quan điểm: "Miễn học phí từ cấp 1-3 là vấn đề quan trọng, cần tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi cần phải cân đối ngân sách. Khi tính toán miễn học phí cho học sính đồng thời lại trợ giá sách giáo khoa, cần xem xét tỉnh thành nào có thu nhập cao, có kinh phí phân bổ vốn lớn về trung ương, thì việc trợ cấp để học sinh được học hành, gia đình khó khăn được trợ giá, là cần thiết.".

Tuy nhiên, khi thực hiện miễn học phí, cũng cần có giải pháp quyết liệt để phụ huynh không phải gánh nhiều khoản thu núp bóng tự nguyện. Bởi, miễn thì ít mà các khoản thu thêm thì nhiều là thực tế diễn ra ở hầu khắp các địa phương, dẫn đến bức xúc trong phụ huynh và xã hội như hiện nay.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế, từ những tác động tích cực mà chính sách miễn học phí mang lại, hi vọng chính sách nhân văn này sẽ sớm lan tỏa, nhân rộng ra các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn có tiềm lực kinh tế mạnh./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng hành cùng học sinh Thủ đô trong kỳ thì tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay, chương trình Tiếp sức mùa thi chú trọng hơn tới việc truyền kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm với những “gia sư” và “người truyền cảm hứng” thế hệ Gen Z.

Các đơn vị không tiếp nhận học sinh trái tuyến khi nhà trường đã đủ chỉ tiêu được giao; các nhà trường không được tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1 và khảo sát học sinh đầu năm học.

Dù mới bước vào những ngày nghỉ hè đầu tiên, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhan nhản các quảng cáo khóa học kỹ năng. Nhiều phụ huynh vì mong muốn con được tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng sống đã sập bẫy lừa đảo.

Bằng việc làm thay, nhiều bậc cha mẹ đã vô tình lấy mất đi của con trẻ rất nhiều cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ và hình thành tính trách nhiệm trong nhân cách của mình.

Gần đây, Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Việc trang bị kiến thức kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho em các em nhỏ hay người dân đều được xem là giải pháp hữu ích giúp mỗi người bình tĩnh xử lý tình huống khi gặp phải sự cố.

Không phân biệt môn chính, môn phụ mà đều được đánh giá công bằng như nhau, cùng với đó là không còn hiện tượng học sinh đạt xuất sắc một môn học, vì thế việc khen thưởng theo Thông tư 27 được triển khai sau 4 năm đang mang lại tín hiệu tích cực trong đánh giá cuối năm.