Một số điều cần lưu ý khi ăn quả na

Na là loại quả đang vào mùa, không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cần có một số lưu ý khi ăn loại quả này.

Thành phần dinh dưỡng có trong quả na

Quả na rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C cơ thể cần trong 1 ngày, vì vậy rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. 

Quả na rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Quả na chứa tới 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm: Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein: 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho: 45mg; vitamin C: 36mg.

Tác dụng của quả na với sức khỏe

Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, quả na có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

Tăng cường sức đề kháng

Trong quả na chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nguồn gốc tự nhiên. Ăn quả na chín giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm, gốc tự do gây hại cho tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Tốt cho tim mạch

Các thành phần trong quả na chín có khả năng cân bằng natri và kali tác dụng tốt trong quá trình điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Chất chống oxy hóa và vitamin C trong quả na chín cũng có tác dụng mạnh mẽ với việc ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do, ngăn chặn cholesterol gây hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Chúng đều có tác dụng tốt đến hệ trái tim, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tim mạch.

Na là loại trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Tốt cho đường ruột

Trong quả na cũng chứa hàm lượng chất xơ cao. Ăn na thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chất xơ trong quả na chín còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống lại các tế bào ung thư hình thành trong ruột già, bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh.

Chống bệnh ung thư

Quả na chứa các hợp chất chống oxy hóa như: polyphenol, asimicin và bullatacinare... Các chất này có lợi ích tuyệt vời trong quá trình chống hình thành gốc tự do, chống lại sự phát triển của các tế bào gây ung thư, bảo vệ sức khỏe.

Có nhiều lợi ích cho đôi mắt

Trong quả na chín cũng chứa hàm lượng vitamin A, C, riboflavin, vitamin B2 khá nhiều. Đây là những chất vô cùng quan trọng tham gia vào quá trình bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cải thiện tầm nhìn, giúp đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh.

Một số điều cần lưu ý khi ăn quả na

- Hạn chế ăn na đối với những người cơ địa nóng, thường xuyên bị mọc mụn, táo bón.

- Hạn chế ăn đối với người bị tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường vì trong na có hàm lượng đường tương đối cao.

Phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn na. Ảnh minh họa.

- Hạt na có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Nếu sơ ý nuốt phải nguyên hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.

- Không ăn những quả na vỏ có nhiều vẩy trắng, nhiều vết nứt nẻ, ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước. Hoặc những quả mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác có giòi.

- Chỉ ăn quả na khi quả đã chín mềm, quả na chưa chín thường chát, không tốt cho tiêu hóa.

- Khi chọn mua na, nên chọn quả mắt đều, đẹp, tránh chọn quả nứt vì dễ bị thối hỏng, vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.