Mỹ tăng tốc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Tờ The New York Times dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết không phải toàn bộ vũ khí mà Mỹ hứa cấp cho Ukraine đều đã sẵn sàng để chuyển đi. Chính quyền Mỹ sẽ cần thời gian để quyết định những gì có thể gửi cho Kiev mà không làm cạn kiệt các đơn vị NATO.

Chủ nhật tuần trước, khi Nga gây áp lực lên lực lượng Ukraine trên chiến tuyến dài 600 dặm, Ukraine đã nhận được một lô hàng tên lửa chống tăng, tên lửa và đạn pháo 155 mm rất cần thiết. Đây là lô hàng đầu tiên trong khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt chỉ 4 ngày trước đó.

Lực lượng Ukraine gần Chasov Yar.

Lô vũ khí và đạn dược thứ hai đã đến vào đầu tuần này. Một số tên lửa đánh chặn Patriot mới từ Tây Ban Nha đã đến Ba Lan vào thứ Ba. Một quan chức cấp cao của Tây Ban Nha cho biết chúng sẽ sớm có mặt tại mặt trận Ukraine.

Nỗ lực này nhằm chuyển vũ khí cho quân đội Ukraine đang trong tình trạng cạn kiệt và đang rất cần được viện trợ. Trong tuần qua, một loạt máy bay, tàu hỏa và xe tải đã đến các kho của NATO ở châu Âu mang theo đạn dược và các hệ thống vũ khí nhỏ hơn để vận chuyển qua biên giới Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 24/4.

“Bây giờ chúng ta cần phải đẩy nhanh tiến độ, và chúng ta đang làm như vậy”, ông Biden phát biểu vào hôm 24/4 khi ký dự luật phê duyệt viện trợ cho Ukraine. Ông cho biết thêm, “tôi đảm bảo rằng các chuyến hàng sẽ bắt đầu ngay lập tức”.

Nhưng có thể ông Biden và các đồng minh NATO khác sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy nhanh viện trợ cho Ukraine. Các quan chức cho biết các loại vũ khí mà Mỹ, Anh và Đức cam kết - tất cả những hỗ trợ quân sự mới  được công bố trong ba tuần qua - có thể mất vài tháng mới có được số lượng đủ lớn để tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trên chiến trường.

Điều đó đã đặt ra câu hỏi về khả năng của Ukraine trong việc ngăn chặn các bước tiến của Nga vốn đã khiến Kiev gặp bất lợi trong vài tháng qua.

Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm 2/5 rằng, Nga đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine để cản trở khả năng điều động vũ khí và quân đội của Kiev, làm chậm quá trình sản xuất quốc phòng và buộc Kiev phải xem xét đàm phán.

Những thông tin này được bà Haines và Trung tướng Jeffrey Kruse, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, đưa ra trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện năm 2024 về các mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt.

Nga đang tiến công dọc nhiều khu vực trên mặt trận phía Đông, nhưng theo các quan chức quân sự Ukraine, cho đến nay, lực lượng phòng thủ vẫn có khả năng cầm cự trước quân đội Nga được trang bị tốt hơn.

Trong lúc gói hỗ trợ vũ khí của Mỹ trị giá 61 tỷ USD mới được thông qua gần đây sẽ đến Ukraine theo từng giai đoạn sau 6 tháng trì hoãn, các lực lượng của Nga đang tìm cách tận dụng lợi thế về lực lượng và pháo để giành thêm lãnh thổ. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Srysky thừa nhận cuối tuần trước rằng: "tình hình trên tiền tuyến ngày càng tồi tệ".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 8 tên lửa ATACMS trên bầu trời Crimea và 8 thiết bị bay không người lái (UAV) do Ukraine phóng trên Biển Đen.

Uỷ viên nhân quyền Nga, bà Tatyana Moskalkova vừa cho biết việc trao đổi tù binh chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã tạm ngừng trong vài tháng nay.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đã liên hệ với chính phủ Israel để bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc tấn công ở Rafah.

Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine ở khu vực Volchansk, tỉnh Kharkov.

Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức ngày 28/5 cho rằng, Ukraine nên được cho phép tấn công các địa điểm quân sự bên trong lãnh thổ Nga, những nơi từ đó Matxcơva bắn tên lửa vào lãnh thổ Ukraine, nhưng không được phép tấn công các mục tiêu khác.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu thừa nhận Israel đã để xảy ra "sai lầm bi thảm" sau khi không kích Rafah đêm 26/5 khiến 45 người thiệt mạng.