Mỹ viện trợ thêm 400 triệu USD cho Ukraine

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 400 triệu USD, chủ yếu bao gồm đạn dược, cầu chiến thuật để di chuyển xe tăng và xe bọc thép.

Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, gói hàng viện trợ đợt này bao gồm đạn pháo 155 mm và 125 mm, đạn pháo tự động 25 mm, đạn cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), cầu chiến thuật, đạn dược và thiết bị sửa chữa.

Đây là đợt viện trợ quân sự thứ 33 mà Mỹ cung cấp cho Ukraine kể từ tháng 8/2021.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, Washington đã hỗ trợ cho Kiev số vũ khí trị giá hơn 32 tỷ USD, trong số quỹ hơn 110 tỷ USD được phân bổ bởi chính quyền của Tổng thống Joe Biden để viện trợ quân sự và kinh tế. Theo số liệu gần đây nhất của Lầu Năm Góc, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 1,4 triệu quả đạn pháo kể từ tháng 2 năm ngoái. Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho nước này “chừng nào còn cần thiết”. 

Vào tháng 1/2023, Đức đã đồng ý gửi xe tăng Leopard tới Ukraine và cho biết sẽ làm việc với các đồng minh để gửi thêm. Viện trợ của Đức cho Ukraine là một trong các chủ đề chính khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp nhau tại Nhà Trắng hôm 3/3. Một số đồng minh NATO đã cam kết cung cấp một loạt phương tiện xe chiến đấu bọc thép. Theo truyền thông Mỹ, kho quân sự ở Mỹ và Châu Âu gần như đã cạn kiệt do nỗ lực trang bị vũ khí cho Ukraine. 

Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc phương Tây tiếp tục ủng hộ Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột mà không thay đổi được kết cục của nó. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo hôm 2/3 rằng sự can dự ngày càng sâu của phương Tây cũng làm tăng khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Nga và Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh do Đảng Bharatiya BJP của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lãnh đạo dự kiến sẽ giành được đa số tuyệt đối trong cuộc tổng tuyển cử vừa kết thúc vào thứ Bảy (1/6), theo kết quả các cuộc thăm dò ý kiến trên truyền hình.

Với gần 100% phiếu bầu được kiểm, Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) chỉ giành được 40% phiếu ủng hộ, điều này có thể khiến lãnh đạo đảng - Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, phải từ chức.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp ông Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào thứ Bảy (ngày1/6) bên lề Hội nghị quốc phòng - Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nêu rõ phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Iraq (UNAMI) sẽ chấm dứt sứ mệnh vào cuối năm 2025 sau hơn 20 năm hoạt động tại quốc gia Trung Đông này.

Hôm nay (2/6), người dân Mexico sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất lịch sử nước này.

Mưa lớn đã gây ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng tại miền nam nước Đức.