Nâng cấp 6 bệnh viện công ngang tầm quốc tế

Theo Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tại Hà Nội sẽ có 3 bệnh viện, hai bệnh viện khác tại TP. Hồ Chí Minh và một bệnh viện ở Thừa Thiên Huế được nâng cấp thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.

Trước đó, trong dự thảo quy hoạch, Bộ Y tế đề xuất 5 bệnh viện hạng đặc biệt được nâng cấp thành bệnh viện hiện đại ngang tầm một số nước trong khu vực và quốc tế, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Trung ương Huế. Như vậy, theo quyết định này TP.Hồ Chí Minh có thêm một bệnh viện được nâng cấp.

Cả nước sẽ có 6 bệnh viện tại Hà Nội, TPHCM và Thừa Thiên Huế được nâng cấp thành bệnh viện ngang tầm quốc tế, trong đó có 5 bệnh viện đa khoa và 1 bệnh viện chuyên khoa. Ảnh: VOV

Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 33 giường bệnh trên 10.000 dân, 15 bác sĩ trên 10.000 dân, trên 3 dược sĩ trên 10.000 dân và 25 điều dưỡng trên 10.000 dân. Đến năm 2030, đạt 35 giường bệnh/10.000 dân, 19 bác sĩ/10.000 dân, 4 dược sĩ/10.000 dân, 33 điều dưỡng/10.000 dân. Tầm nhìn đến năm 2050, hình thành một số cơ sở y tế hiện đại ngang tầm quốc tế. Phấn đấu đạt 45 giường bệnh trên 10.000 dân, 35 bác sĩ trên 10.000 dân, 4,5 dược sĩ trên 10.000 dân, 90 điều dưỡng trên 10.000 dân. Đồng thời, mở rộng quy mô giường bệnh của các bệnh viện tư nhân, phấn đấu tỷ lệ giường bệnh tư nhân ít nhất chiếm 10% vào năm 2025, 15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050.

Các bác sỹ Bệnh viện Quân đội 108 đang bảo quản và điều phối phổi cho Bệnh viện Phổi T.Ư. (Ảnh: BVCC)

Bộ Y tế cho biết sẽ từng bước đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; đưa ra các chính sách đãi ngộ phù hợp, tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%; xây dựng quy định về tính đúng tính đủ giá dịch vụ để đảm bảo nguồn lực tự chủ hoạt động của các bệnh viện, góp phần tăng thu nhập cho nhân viên; sắp xếp bộ máy y tế cơ sở phù hợp theo quy mô dân số thay vì theo địa giới hành chính. Như vậy, quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế xác định các chỉ tiêu phấn đấu rất cao về quy mô giường bệnh và nhân lực y tế chủ chốt. Tới năm 2050 các chỉ số này của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân của nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, một trong những thế mạnh của y tế trong nước là chi phí thấp hơn các nước trong khi chất lượng lại không thua kém nhiều nước. Đến nay ngành Y tế Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép và ghép được 6/6 tạng chủ yếu là tim, gan, phổi, thận, tụy, ruột; làm chủ các công nghệ phẫu thuật nội soi và can thiệp tim mạch, công nghệ làm răng sứ, răng giả với chi phí giảm từ ½ đến 1/3 so với nước ngoài, góp phần quan trọng trong việc tăng cơ hội, tăng khả năng tiếp cận của người bệnh đối với những kỹ thuật cao trong điều trị bệnh hiểm nghèo, đồng thời thu hút được rất nhiều Việt kiều về nước điều trị, nhiều người nước ngoài đến thăm khám, điều trị. Trong chuyên ngành ung thư, nhờ áp dụng một loạt các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị đã cho thấy tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh, đặc biệt như ung thư vú tính chung lên tới trên 70%. Đây là kết quả tương đương với kết quả của Singapore và các nước phát triển trên thế giới.

6 bệnh viện này được đầu tư chuyên sâu kỹ thuật cao, hiện đại, ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và quốc tế. Điều này sẽ giúp người dân được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam, làm giảm số người Việt Nam phải ra nước ngoài điều trị, đồng thời thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại Việt Nam.

Các bệnh viện sẽ được đầu tư để người dân không phải ra nước ngoài điều trị, đồng thời thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Quy hoạch mạng lưới y tế cũng nêu rõ phương án phát triển mạng lưới cơ sở y tế hướng tới bảo đảm mỗi vùng đều có bệnh viện đa khoa đảm nhận chức năng vùng; phát triển các trung tâm chuyên khoa trong các bệnh viện đa khoa; nâng cấp một số bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng.

Trong lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng, quy hoạch hình thành 3 trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực gắn với các viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur hiện có. Đối với lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn, phát triển hệ thống phòng thí nghiệm tham chiếu gắn với các viện chuyên ngành quốc gia. Nâng cấp hai trung tâm quốc gia về đánh giá tương đương sinh học đạt chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, quy hoạch phát triển 6 trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh khu vực hiện có tại các vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Hình thành hai trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cấp vùng tại vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ hình thành hai khu phức hợp y tế chuyên sâu khi có đủ điều kiện tại miền Bắc (dự kiến tại Bắc Ninh) và miền Nam (dự kiến tại Long An)./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong ở châu Âu, tương đương với 10.000 ca tử vong/ngày.

"Huyết áp trên 140/90, đừng “lười” hỏi bác sĩ" - đó là thông điệp được đưa ra tại lễ phát động chương trình Tháng 5 kiểm soát huyết áp, sinh hoạt khoa học, những cập nhật quan trọng về tăng huyết áp do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa tổ chức.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt các vaccine ngừa sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 từ ngày 15/5.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.