Nâng mức cọc khi đấu giá quyền sử dụng đất lên 10%

Chiều 08/11, tại buổi chất vấn trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ Tư pháp đã trình Quốc hội một số đề xuất liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó đề xuất nâng tỷ lệ tiền đặt cọc tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Thời gian qua, việc thực hiện Luật Đấu giá tài sản đã đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn xảy ra một số trường hợp tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản và một số hạn chế, bất cập cần sửa đổi.

Liên quan đến việc nộp tiền đặt cọc, hiện vẫn còn tồn tại những ý kiến trái chiều. Một số đại biểu đề xuất nâng tỷ lệ tiền đặt cọc tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất (tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường) sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao sẽ dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, trong đó nội dung quan trọng nhất là phát triển không gian đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và các "Thành phố trong Thủ đô”.

70% khó khăn của thị trường bất động sản được cho liên quan tới các vướng mắc pháp lý. Vì vậy Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực sớm sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản, những khoảng trống pháp lý dần được khỏa lấp, gieo hi vọng về một chu kỳ mới tích cực hơn.

UBND Thành phố vừa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng, tỷ lệ 1/500 tại một phần ô đất ký hiệu NO18 và một phần ô đất ký hiệu CQ1.

Hiện nay, xuất hiện xu hướng nhiều doanh nghiệp lớn cùng hợp tác làm nhà ở cho người thu nhập thấp với kỳ vọng thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn, đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

Khi có hiệu lực sớm, nhiều quy định mới trong Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ là công cụ pháp lý ngăn chặn tình trạng chưa hoàn tất pháp lý đã mở bán dự án, huy động vốn của khách hàng.

Luật Đất đai 2024 sẽ mang đến những thay đổi mang tính đột phá, tạo cơ sở pháp lý để thị trường bất động sản minh bạch và lành mạnh hơn. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các Nghị định liên quan để Luật sớm đi vào cuộc sống.