Nghề lái đò chở khách trên suối Yến

Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, quần thể chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) có nhiều công trình kiến trúc nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, phương tiện duy nhất để đưa du khách đi tham quan cũng chỉ có những chiếc đò nhỏ. Đầu xuân, vào mùa lễ hội là thời điểm những người lái đò ở chùa Hương bận rộn nhất trong năm.

Những người lái đò trên suối Yến hầu hết đều là dân gốc xã Hương Sơn, được học chèo đò từ nhỏ. Quanh năm mỗi người mỗi nghề, người làm xa, kẻ ở gần, nhưng cứ đến mùa lễ hội là tất cả đều gác lại mọi việc để về phục vụ người dân đi lễ. Ở xã Hương Sơn, không chỉ đàn ông chèo đò mà phụ nữ có sức vóc cũng sắm sửa đò đi chở khách.

Suối Yến dài 4km, lái đò phải mất 45 phút hoặc cả giờ mới đến nơi. Những ngày cao điểm, mỗi lái đò chở được 6 - 10 chuyến đò tùy sức khỏe.

Làm nghề lái đò chở khách trên suối Yến cũng giống như một hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ đưa khách đi đến nơi, về đến chốn an toàn, mà còn phải biết cách trò chuyện và chia sẻ những thông tin về di tích mà khách quan tâm.

Người lái đò chở khách trên suối Yến kiêm luôn cả công việc hướng dẫn viên.

Năm nay là năm đầu tiên những người lái đò ở chùa Hương được đưa vào Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương phục vụ du khách tham quan lễ Phật vận chuyển thuyền, đò. Hiện có gần 4.000 chiếc thuyền, đò được người dân đăng ký vận chuyển khách tại lễ hội chùa Hương năm 2024. Tất cả các thuyền, đò đăng ký vào hợp tác xã được sơn màu xanh, đánh số, có logo hợp tác xã, trang bị đầy đủ áo phao, vật nổi… theo quy định.

Hiện có gần 4.000 chiếc thuyền, đò được người dân đăng ký vận chuyển khách tại lễ hội chùa Hương năm 2024.

Việc thành lập Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương giúp công tác điều hành, vận chuyển khách bằng thuyền, đò ở Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) có chuyển biến tích cực, việc phân chia chở đò đã công bằng, không còn phải tranh giành, chèo kéo khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Ở Hà thành có những nghề tưởng như không bao giờ tồn tại như nghề sửa đồ gỗ dạo, nhưng nhiều người vẫn dựa vào đó để kiếm sống hàng ngày.

Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.

Dậy sớm đi chợ đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều phụ nữ Việt. Người tranh thủ đi chợ trước khi đi làm, người muốn đi chợ buổi sáng để có được đồ ăn tươi ngon cho gia đình trong ngày.

Phía sau sự sầm uất của các cửa hàng mọc lên san sát ở phố cổ Hà Nội là những con ngõ siêu nhỏ, tối tăm, chật hẹp. Bên trong những con ngõ ấy, cuộc sống của những người Hà Nội đối lập hẳn với bên ngoài ồn ào, tấp nập...