Ngọt thơm hương vị chè kho ngày Tết

Trong những ngày Tết Nguyên đán, bên cạnh các món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, giò, chả... người Hà Nội xưa thường làm món chè kho để cúng Phật và gia tiên. Chè kho cũng là món ăn mời khách trong những ngày Tết của người Hà Nội xưa.

Với nguyên liệu là đỗ xanh và đường cùng một số phụ liệu khác, chè kho đã trở thành một món không thể thiếu trong mâm cúng đêm Giao thừa của nhiều gia đình.

Để làm được món chè kho ngon rất kỳ công. Món chè kho ngon nhất phải được nấu từ loại đỗ hạt tiêu, còn nguyên hạt, bé tí xíu, lòng xanh nhạt chứ không chọn loại đỗ mỡ hạt to, lòng vàng. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác như đường, vừng rang và thảo quả...

Đỗ xanh sau khi ngâm vào nước lạnh, đem đãi sạch nhiều lần đến khi nước trong.

Đỗ xanh sau khi ngâm vào nước lạnh, đem đãi sạch. Việc đãi đỗ cũng đòi hỏi tỉ mỉ, kỹ lưỡng, nhặt hết những hạt đỗ sâu, hạt đen, hạt vụn, đãi sạch nhiều lần đến khi nước trong. Đỗ sau khi đãi sạch, để thật ráo nước mới đem đồ trong chõ cho chín. Giã nhuyễn đậu đã đồ sao cho thật mịn, rồi nắm lại từng nắm bằng quả bưởi nhỏ. Những nắm đỗ ấy dùng dao sắc thái lát mỏng cho đỗ tơi ra. Xong lại đem đỗ thái xong nắm và thái lại. Cứ thế vài ba lần thì đỗ mới mịn tơi.

Đường trắng đánh tan kỹ với nước, đun sôi để nguội thành nước đường, rồi trộn vào đậu đã giã nhuyễn. Cho hỗn hợp này lên bếp, dùng đũa cả khuấy đều tay và hạ lửa nhỏ dần. Trước đó, đun chút nước thảo quả (còn gọi là quả tò ho) rồi lọc lấy nước trong đổ vào nồi chè kho.

Việc kho chè cũng là một công đoạn hết sức quan trọng, đòi hỏi phải kỹ lưỡng để chè không bị bén nồi.

Việc kho chè cũng là một công đoạn hết sức quan trọng, đòi hỏi phải công phu, kỹ lưỡng. Khi bắc lên bếp, người nấu phải khuấy chè liên tục và không được dừng, rất mỏi tay vì đỗ và đường khi quyện vào nhau rất nặng tay và dễ bén nồi.

Chè kho sau khi bắc xuống khỏi bếp được múc ra những chiếc đĩa nông lòng, dàn đều rồi rắc vừng trắng đã rang thơm lên trên.

Nói đến chè kho ngày Tết, không thể không nhắc đến làng Đại Đồng (huyện Thạch Thất), một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội, nơi mà món chè kho đã trở thành thương hiệu nức tiếng gần xa.

Nếu như trước đây, người làng Đại Đồng chỉ làm chè kho cúng tổ tiên trong mâm cỗ cúng 30 Tết, thì giờ đây chè kho ở Đại Đồng đã trở thành một đặc sản mang  thương hiệu của làng nghề. Mỗi dịp đến Tết là cả làng lại làm chè kho bán.

Chè kho làng Đại Đồng (Thạch Thất) đã trở thành thương hiệu nức tiếng gần xa.

Nhà bà Vũ Thị Quý là nhà làm chè kho có tiếng ở làng Đại Đồng (huyện Thạch Thất). Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán đến nhà bà làm không hết việc.

Bà Qúy cho biết, trước đây, gia đình bà làm chè kho hoàn toàn bằng tay cho nên năng suất không được cao. Giờ có máy móc hỗ trợ, nên mọi công đoạn làm chè cũng đã nhanh hơn, bảo quản cũng được lâu hơn. Chè kho không chỉ được người dân mua vào dịp Tết mà trở thành một thức quà được người dân mua biếu tặng nhau quanh năm.

Giờ có máy móc hỗ trợ, nên mọi công đoạn làm chè cũng đã nhanh hơn, bảo quản cũng được lâu hơn.

Không phải là món ăn sang trọng nhưng lại là món rất được mong đợi mỗi độ Tết về. Bên ấm trà sen, thưởng thức miếng chè kho, thoảng mùi thơm của đỗ xanh quyện với mùi thơm của thảo quả, hoa bưởi mới cảm nhận được hết không khí ngày Tết của Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi các ứng dụng chuyển khoản, quét mã QR hoặc thanh toán qua ví điện tử trở nên phổ biến, thói quen chi tiêu không dùng tiền mặt thành xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tốc độ thanh toán nhanh, nhận được nhiều ưu đãi khi mua sắm...

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Đối với người Hà Nội, cháo đậu phụ, cà muối là một món ăn vô cùng giản dị và quen thuộc. Qua tài chế biến và kết hợp khéo léo của người thợ làm bếp một bát cháo đặc, kèm với đậu rim, cà muối cứ thế mà làm say lòng thực khách Hà thành.

Những ngày cuối tuần, hồ Gươm luôn nhộn nhịp người đến vui chơi và trải nghiệm các hoạt động văn hóa. Trong đó, đi “săn Tây" để học tiếng Anh cũng đã trở thành một hoạt động thường xuyên của nhiều bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần.

Nhiều năm gần đây, chơi cá cảnh đã trở thành thú vui của nhiều người Hà Nội. Nuôi cá cảnh rất kỳ công, nhưng cũng từ sự kỳ công ấy mà người ta cảm thấy thú vị hơn khi ngắm nhìn những con cá của mình.

Hệ thống chiếu sáng hiện đại, đẹp mắt chính là ưu điểm để Cầu Nhật Tân luôn nổi bật. Công trình càng rực rỡ khi Thủ đô và đất nước kỷ niệm các ngày Lễ lớn.