Người tạo nên những kiệt tác đồ thờ truyền thống

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với nghề đục, khắc làm đồ thờ truyền thống cùng với đó là kỹ thuật sơn son, thếp vàng tinh xảo được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Đến nay, nghề truyền thống của làng được thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Để làm nên những kiệt tác đó là những người thợ giỏi, chủ cơ sở sản xuất lớn trong làng và đang tiếp tục truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Bức cửa võng đặt tại làng Vân - một sản phẩm của nghệ nhân đến từ làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Bức cửa võng trải dài từ độ cao 7m xuống tận nền đình, gồm tới bốn tầng lớn xếp theo bậc thấp dần. Mỗi tầng được chạm khắc bởi nhiều hình khối biểu tượng tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng, đồng thời gắn liền hội vật cầu bùn - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khiến người xem phải trầm trồ.

Nghệ nhân của làng Sơn Đồng được nhiều người biết đến không chỉ bằng tay nghề cao mà còn bởi tính cách khiêm nhường và gần gũi. Cũng nhờ vậy, sản phẩm của làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng đến nay không chỉ phục vụ đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Người tạo nên những kiệt tác đồ thờ truyền thống - Những nghệ nhân của làng Sơn Đồng.

Qua bàn tay điêu luyện của người nghệ nhân làng Sơn Đồng, những sản phẩm đồ thờ cúng được sơn son, thếp vàng trở nên vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Năm 2007, sách "Kỷ lục Việt Nam" đã ghi danh Sơn Đồng là “Làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam”.

Kỹ thuật sơn son thếp vàng vô cùng kỳ công với nhiều công đoạn như sơn lên rồi mài đi, trải qua nhiều lần rồi mới đến thếp bạc, thếp vàng lên tượng theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, sản phẩm của làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng chiếm khoảng trên 50% trên toàn thị trường toàn quốc về đồ thờ cúng sơn son thếp vàng, thếp bạc phục vụ mảng đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân. Thành quả mà những người thợ Sơn Đồng thu được sau bao ngày đêm miệt mài bên xưởng gỗ là tiếng thơm, không chỉ vang danh khắp mọi miền mà còn vang xa đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.