Người thành phố không được như con kiến

Cuộc sống ngày nay ở thành phố, hàng xóm gần như không có nhu cầu trò chuyện, gắn kết cộng đồng. Nhà nào cũng ỉm ỉm cửa đóng then cài, mà quên mất cái tình làng nghĩa xóm 'tối lửa tắt đèn có nhau'.

Bạn thân mến! Không biết ở chỗ bạn ở như thế nào, chứ ở chỗ Hường, tình trạng hàng xóm ở cạnh nhau rất lâu rồi mà không biết tên nhau là chuyện không hiếm. Có nhiều buổi sáng, mở cửa ra, nhìn thấy hàng xóm dắt xe đi làm, mà mình không biết tên của họ là gì. Chiều đi làm về lại gặp, đã lại vội phóng xe vào nhà, rồi đóng cửa.

Có một chị ở chung cư gần nhà Hường, khi xuống mua rau kể chuyện, chị chuyển về chung cư này sống được ba bốn năm nay. Nhưng, chị không hề biết hàng xóm là ai. Kể cả khi gặp nhau ở ngoài hành lang, chị cũng chẳng biết ai là ai. Bởi vì hàng xóm gần như không có nhu cầu trò chuyện, gắn kết cộng đồng. Nhà nào cũng ỉm ỉm cửa đóng then cài. Dù ngày lễ Tết cũng không thấy mặt nhau. 

Lại có gia đình khác, ông bà chuyển từ quê ra sống ở chung cư cho gần các con. Các cụ hi vọng có hàng xóm láng giềng qua lại cho đỡ quạnh quẽ. Nhưng hàng xóm lạt như nước ốc, gặp ở cầu thang, hiếm lắm mới có người chào các cụ. Thế là các cụ cũng đành khép cửa ngồi nhà mà thương nhớ tình quê. 

Nghe tâm sự của những người hàng xóm, Hường lại nhớ đến câu chuyện của một người bạn, anh ấy kể thế này:

"Tình cờ tôi gặp bà cụ từ núi xuống. Cụ xuống mới mấy hôm. Cụ kể chuyện cái kỳ rét đậm rét hại năm trước, trâu bò chết như thế nào, người già con trẻ chịu khổ như thế nào... Cụ kể, nhà cụ mấy đợt rét đậm rét hại đó, cả nhà quây lại, đốt củi sưởi nhường chăn cho trâu. Cả nhà chịu đói một tí, chịu nhạt một tí nhường hạt muối hạt gạo ngày hai bữa nấu cháo cho trâu... Cụ nói, vào những đợt thời tiết khắc nghiệt như vậy, nhìn cảnh trâu bò chết rét chết đói cũng không đành. Rồi cụ thở dài: 

- Thương con nhớ cháu mà tôi xuống đây. Tôi già yếu, không quen đường quen xá, xuống xe luống cuống đụng vào một cô không bằng tuổi con tôi, thế là cô ta mắng tôi. Cô ấy gọi tôi là cái đồ bà già nhà quê! Tôi không thêm một lời không bớt nửa lời. Đồ bà già nhà quê là thế nào hả con... 

Cụ hỏi tôi mà như không phải hỏi tôi. Tôi cũng không biết trả lời thế nào. Cụ lại tiếp: 

- Ngày trước bom đạn, người thành phố ngược rừng ngược núi tìm nơi yên ổn tránh mũi tên hòn đạn, được người nhà quê cưu mang nhường nhịn chẳng khác anh em ruột thịt. Nhường nhau ổ rơm, chia nhau củ khoai củ sắn. Thời chính phủ mình khó khăn người thành phố về quê mang ra nào gà quê, gạo quê, mớ rau quê. Cả lít rượu, bánh thuốc lào, ấm chè mạn... cũng từ quê. Của quê thì ngon thì lành, mà sao người nhà quê lại bị khinh rẻ hả con? 

Hôm sau tôi gặp cụ trước khu tập thể. Nhận ra tôi, cụ như gặp người quen lâu ngày. Cụ nói: 

- Mai tôi ngược rồi. Bà già nhà quê không quen với người thành phố, con ạ. Người nhà quê thấy nhau là chào mời vồn vã. Người thành phố chung một lối đi mà như người xa lạ, đi ra đi vào chạm mặt nhau mà không chào hỏi nhau một câu. Con nghĩ mà coi. Con kiến gặp nhau còn chạm râu chào nhau, rồi nhường đường cho nhau. Con người thành phố không được như con kiến con ạ!"

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tháng 5 về, màu đỏ của phượng đã phủ kín cả những khoảng trời. Trong câu chuyện của các cô, cậu học trò đã len lỏi nỗi buồn chia xa và những trang lưu bút trao vội.

Trong ký ức tuổi thơ của một cô gái trẻ, chái bếp của ngoại là nơi đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất và là nơi mà cô được ăn nhiều món ngon nhất trên đời.

Trong nắng mới của một ngày đầu hè, có một người bỗng da diết nhớ cái màu xanh biếc, xanh đến mát dịu cả không gian của cây duối - một loài cây gần như đã vắng bóng và chỉ còn lại trong kí ức của một thời.

Con đường của những người bắt đầu sự nghiệp tự do cũng giống như khi bước trong sương mù. Dày đặc, âm u và lạnh giá. Nhưng sương rồi cũng sẽ tan và ngày nào đó nắng sẽ ngập tràn. Bạn sẽ làm được nếu có đủ quyết tâm và lòng tự tin.

Trong nhịp sống gấp gáp và xô bồ với những mỏi mệt của chuỗi ngày quay cuồng với bận rộn, có một người con gái bỗng thấy thương nhớ về người mẹ của mình. Để nương tựa vào những kỷ niệm và sống lại những ngày còn mẹ, được mẹ yêu thương như thuở nào. Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Diệu Hiền.

Trên con đường đời sẽ có những khúc cua và những ngã rẽ. Đôi khi ta chọn đi hướng đó không phải vì ta mà chỉ vì một ai hay một điều gì đó. Mỗi một sự chọn lựa là một sự đánh đổi, mà không ai biết được những điều ở phía trước có được như mình mong muốn hay không.