Nhiều hoạt động tại triển lãm sản phẩm OCOP làng nghề 2023

Những sản phẩm nổi tiếng của huyện Ứng Hòa đã góp mặt tại Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2023. Đây là hoạt động được Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện tổ chức nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn trưng bày giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy kết nối sản xuất kinh doanh.

Trong không gian Triển lãm, còn diễn ra các hoạt động trình diễn nghề, quy trình sản xuất tiêu biểu, biểu diễn thực cảnh… để thúc đẩy quảng bá và bán sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghề và làng nghề, phục vụ du lịch.

Với quy mô khoảng 2.000m2, Triển lãm bao gồm khu trưng bày sản phẩm mới, thiết kế sáng tạo và làng nghề; khu trưng bày trung tâm và khu gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân.

Nhiều hoạt động tại triển lãm các sản phẩm Ocop làng nghề 2023

Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.

Trong đó, làng nghề may Trạch Xá, xã Hòa lâm, huyện Ứng Hòa là địa điểm có tiềm năng phát triển mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo.

Ứng Hòa là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như tăm hương Quảng Phú Cầu, áo dài Trạch Xá, dệt may, sơn mài, mây tre đan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.