Nhiều thách thức với nền kinh tế trong năm 2024

Theo nhận định của các chuyên gia, rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hậu quả của Covid-19 vẫn còn dai dẳng, lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao nên kinh tế Việt Nam dự kiến vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2024.

Theo nhiều chuyên gia, nhìn chung năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới hậu Covid-19 tới nay nhiều khả năng sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn. Theo Tổng cục Thống kê, sức cầu yếu bên ngoài đang và sẽ tiếp tục khiến nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam bị ảnh hưởng lớn.

Nhiều thách thức với nền kinh tế trong năm 2024.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 6 - 6,5%. Các chuyên gia cho rằng, đây là những chỉ tiêu phù hợp với bối cảnh hiện nay - đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi rất chậm, còn trong nước đã qua giai đoạn dịch Covid-19, song "sức khỏe" của doanh nghiệp đã bị bào mòn nhiều và chưa có những động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Vì vậy, kinh tế Việt Nam chưa thể kỳ vọng một tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2024.

Bên cạnh những khó khăn, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm (từ năm 2021-2023) có 31.570 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát của cơ quan thuế.

Bộ Tài chính đã có thông tin phản hồi về việc các sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người kinh doanh, ngày 1/6.

Cổ phiếu của Nvidia, nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo AI, đã tăng thêm 20% trong 5 ngày qua, chứng minh giá trị của công ty với Big Tech và Phố Wall.

Tỷ lệ lạm phát trung bình của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro tăng lên mức 2,6% trong tháng 5, theo ước tính của Cơ quan Thống kê châu Âu.

Dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản mới đây xác nhận, nước này đã lần đầu tiên tiến hành can thiệp củng cố đồng Yên kể từ tháng 10/2022, sau khi đồng nội tệ giảm xuống mức đáy trong 34 năm hồi tháng Tư.

Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến 3 phiên giảm điểm liên tục của VN-index. Tới 4 phiên khối ngoại bán ròng nghìn tỷ, đặc biệt phiên thứ 5 đột biến với trên 3.200 tỷ.